Đó là nhận định của ông Dan Vardie, Chủ tịch Autobest - tổ chức đánh giá ô tô hàng đầu châu Âu.
VinFast có tầm nhìn, chiến lược và hành động quyết liệt
VinFast đã đưa ra nhiều cam kết và hành động với mục tiêu "Vì một tương lai xanh, bền vững cho mọi người". Ông nghĩ gì về sự quyết liệt này của họ?
Ông Dan Vardie: Chứng kiến sự phát triển của VinFast trong suốt 6 năm qua, tôi có thể nói, những gì đội ngũ VinFast đã và đang làm được chỉ trong một thời gian rất ngắn là rất đáng trân trọng. Tôi nhớ vào năm 2017, VinFast mới chỉ được biết tới trong tư cách là một nhà khởi nghiệp với các dòng xe xăng. Tuy nhiên, với mục tiêu làm xe điện ngay từ đầu, VinFast đã có bước chuyển mình đột phá và táo bạo, chuyển hẳn sang sản xuất xe điện và nhanh chóng hoàn thiện hệ sinh thái xe điện với đầy đủ các dòng sản phẩm từ ô tô, xe máy điện đến xe buýt, xe đạp điện. VinFast sẽ là một hình mẫu điển hình truyền cảm hứng cho rất nhiều doanh nghiệp khác trong hành trình hướng tới tương lai xanh.
Theo ông, chỉ dấu thành công của VinFast tới từ đâu?
Thành công của VinFast mang tính truyền cảm hứng về tương lai xanh, đặc biệt là ở tầm nhìn chiến lược và các hành động quyết liệt nhằm hiện thực hóa tầm nhìn đó. Chủ tịch Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, trong mắt tôi là một người có tầm nhìn xa trông rộng, đón đầu xu hướng và tìm được lối đi riêng.
Tuy nhiên, điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ ở tầm nhìn xa, mà ông còn thuyết phục và truyền cảm hứng cho mọi người về tầm nhìn đó. Điều đó thật tuyệt vời! Bởi bạn biết đấy, ở một công ty lớn như Vingroup hay VinFast, chỉ có một người có tầm nhìn thôi là chưa đủ mà cả một tập thể phải cùng đồng lòng tin tưởng đi theo tầm nhìn đúng đắn. Đây cũng là một phần của câu chuyện thành công của họ.
Để hiện thực hóa tầm nhìn đó, chiến lược tiếp cận và thay đổi nhận thức của người tiêu dùng rất quan trọng. Nhiều ý kiến cho rằng, đối tác toàn diện và đồng hành của VinFast là GSM có thể được xem là một kênh tiếp thị độc đáo để đưa xe điện VinFast đến gần hơn với người dùng cuối. Ông nghĩ sao về nhận định này?
Đó là cách tiếp cận tốt nhất. Không có chiến lược marketing nào hiệu quả hơn việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và trực tiếp như vậy. Tất nhiên, để làm được điều đó, doanh nghiệp phải có nguồn lực và nhân lực mạnh.
Tôi vừa có cơ hội trải nghiệm thực tế dịch vụ taxi Xanh SM của GSM mấy ngày trước. Phải nói rằng, đưa xe điện vào hoạt động di chuyển hàng ngày như cách mà GSM đang làm có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với phương tiện di chuyển xanh thông qua trải nghiệm thực tế. Đây không chỉ là một kênh tiếp cận người tiêu dùng mà còn mở khóa giải pháp di chuyển mới cho tương lai. Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng mà chúng ta đều hướng tới là vì một tương lai xanh hơn, bền vững hơn.
Các chính phủ cần đóng vai trò chủ đạo trong hành trình chuyển đổi xanh
Theo ông, chúng ta cần làm gì để di chuyển xanh thực sự trở thành một cuộc cách mạng có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức và hành động của cả cộng đồng?
Nếu như các doanh nghiệp là những người truyền cảm hứng và hiện thực hóa công cuộc chuyển đổi xanh thì chính phủ chính là người đóng vai trò chủ đạo, thậm chí có thể gọi là “bắt buộc” trong việc tạo tiền đề và thúc đẩy cuộc cách mạng này.
Để thay đổi nhận thức và hành động của cả một xã hội, các chính phủ đều cần vào cuộc. Và đó là giải pháp duy nhất. Các chính phủ cần hiểu rõ, “tương lai xanh” là đích đến của cả thế giới, từ đó đưa ra các hoạch định, quy định cụ thể để thúc đẩy cuộc cách mạng điện hóa di chuyển. Rất nhiều nước ở châu Âu đang đi theo con đường này.
Các chính sách đang được châu Âu thực hiện cụ thể như thế nào thưa ông?
Ngay từ ban đầu, Ủy ban Châu Âu đã khẳng định quyết tâm mạnh mẽ với Kế hoạch chuyển đổi xanh của EU (Fit for 55). Luật quy định đến năm 2035, châu Âu sẽ cấm hoàn toàn động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu hóa thạch, mặc dù đây là hệ thống động cơ rất quan trọng đối với cả châu lục.
Rất nhiều chính phủ đã đưa ra các loại ưu đãi khác nhau để khuyến khích người tiêu dùng chuyển đổi sang xe điện, đồng thời xây dựng rất nhiều quy tắc và đưa vào luật. Hầu hết các nước đều khuyến khích người dân mua ô tô điện bằng các gói trợ cấp. Ví dụ như đất nước Romania của tôi ngày nay vẫn vô cùng hào phóng với chính sách trợ giá 10,5 nghìn euro cho mỗi người dân khi mua ô tô điện mới. Mức ưu đãi ở Pháp là khoảng 5.000 euro, đặc biệt những người có thu nhập thấp còn được hưởng tới 7.000 euro. Và Đức, Hà Lan, Ý, Thụy Điển… cũng vậy. Nhờ đó, doanh số bán xe điện tại châu Âu tăng trưởng rất mạnh mẽ.
Riêng Na Uy lại là một điều kỳ diệu! Họ bắt đầu từ rất sớm, khoảng những năm 1990, với các chính sách khuyến khích người dân mua xe điện bằng những đặc quyền miễn/cắt giảm thuế rất thông minh. Ví dụ, bạn mua xe điện, bảo dưỡng hay sửa chữa đều không phải chịu thuế VAT, bạn có thể đỗ xe miễn phí ở các bãi đỗ xe trải khắp thành phố… Những chính sách như thế khiến mọi người dễ dàng đón nhận xu hướng di chuyển xanh.
Tuy nhiên, về lâu dài, tôi cho rằng người tiêu dùng cần hiểu rõ bản chất của xu hướng chuyển dịch sang xe điện là bởi chính những điểm ưu việt của loại phương tiện này. Riêng trong ngành công nghiệp ô tô, xe điện đơn giản là vượt trội hơn ở mọi khía cạnh.
Bên cạnh những ưu đãi hướng tới người dùng, vai trò của chính phủ các nước châu Âu ra sao trong việc phát triển hạ tầng dành cho xe điện nhằm hướng tới tương lai xanh, thưa ông?
Tại châu Âu, hầu hết các quy định liên quan đến nguồn điện cũng như các trạm sạc trong nhà đều là bắt buộc. Nếu bạn xây một tòa chung cư mới, trong gara phải có ít nhất một trạm sạc ô tô điện hoặc trang bị sẵn hạ tầng kết nối để lắp đặt trạm sạc mới trong tương lai.
Tại Na Uy, hơn 92% người dân đang sạc pin tại nhà hoặc tại văn phòng, cũng giống như việc bạn sạc một chiếc điện thoại thông minh. Tất nhiên, để làm được điều này, trước đó, Na Uy đã phải phủ sóng trạm sạc ở mọi nơi, dù ở công ty, trung tâm thương mại, khu chung cư, căn hộ hay các trạm sạc nhanh trên đường cao tốc, bằng các chính sách ưu đãi giá hay quy định bắt buộc.
Theo ông, trong tương lai, đâu là giải pháp về năng lượng khi xe điện hoàn toàn thay thế xe xăng?
Tôi tin vấn đề này sẽ được giải quyết trong tương lai. Khi xu hướng xe điện ngày càng nở rộ thì đồng thời, các giải pháp năng lượng, cơ sở hạ tầng… cũng theo đó phát triển đồng bộ. Công nghệ sản xuất xe điện, sản xuất pin cũng sẽ ngày càng được hiệu chỉnh và có những bước đột phá trong tương lai.
Ở thời điểm hiện tại, pin là giải pháp hữu hiệu nhất để cung cấp năng lượng cho xe điện. Nhưng trong tương lai, chúng ta sẽ có thể “mở khóa” cho rất nhiều khả năng, giải pháp mới. Vì vậy, tôi cho rằng không nên đặt câu hỏi cho những vấn đề “sẽ được giải quyết trong tương lai”, mà câu hỏi đặt ra là quá trình đó diễn khi nào, nhanh như thế nào, và làm sao để xã hội ở Việt Nam hay ở châu Âu thể chuyển sang sử dụng điện hoàn toàn 100%. Đó là con đường dẫn tới tương lai và VinFast là một trong những người mở đường cho tương lai đó!