Thanh xương là xã trung tâm của huyện Điện Biên, phát triển kinh tế chủ yếu về sản xuất nông nghiệp, trước kia xã còn nhiều khó khăn về giao thông, điện nước. Xã hiện có 26 thôn bản, hơn 2.000 hộ và 8.000 nhân khẩu, chủ yếu là hai dân tộc Kinh, Thái.

Thanh Xương được coi là một trong những xã điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Điện Biên. Hệ thống đường giao thông được nâng cấp, bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Hệ thống thủy lợi được đầu tư, đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Điện lưới được ổn định, nhà nhà sáng đèn.

Bên cạnh đó, đời sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng. Hệ thống trường học, trạm y tế được nâng cấp, đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân. Các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống tinh thần.

Nhờ huy động được sức dân trong xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn xã Thanh Xương đã và đang có những đổi thay tích cực. Đến năm 2018, xã Thanh xương đã đạt 19/19 tiêu chí của Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, sớm hơn dự kiến kế hoạch là 2 năm. Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện nay khoảng 27 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,3%, cận nghèo là 4,1%.

Ông Ngô Minh Cương, Chủ tịch UBND xã Thanh Xương, huyện Điện Biên cho biết, đồng bào các dân tộc ở Thanh Xương luôn có truyền thống đoàn kết, đùm bọc, giúp nhau phát triển kinh tế. Người dân trong xã đã phát huy tinh thần tích cực lao động sản xuất, đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt theo từng năm. Đặc biệt, việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm trong những năm qua đã có bước phát triển, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, đời sống nhân dân từng bước ổn định và nâng cao. Xã có lợi thế với cánh đồng Mường Thanh màu mỡ cho năng suất lúa nước khoảng 70 tạ/ha.

Hiện nay toàn xã có 4/4 trường học đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các thôn bản đều đã được đầu tư điện lưới quốc gia, nước sạch và giao thông thuận tiện. Xã có 32 Chi bộ Đảng phủ khắp tất cả 26 thôn bản. Thế mạnh nữa của Thanh Xương là có đường Quốc lộ 279 đi qua nên thuận tiện cho người dân thông thương, kinh doanh.

Xã Thanh Xương nay đã thay da đổi thịt. Đến Thanh Xương hôm nay, trên con đường Quốc lộ 279 huyết mạch, một bên là cánh đồng Mường Thanh bát ngát màu xanh, một bên là khu đô thị Bom La đang ngày càng sầm uất, phát triển.

Với các thành quả đã đạt được, xã Thanh Xương đang phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) có tổng diện tích gần 1.900 ha, hiện có hơn 2.000 hộ với hơn 8.000 khẩu, bao gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Thái và Khơ Mú. Một con đường khang trang, sạch đẹp tại xã Thanh Xương hiện nay. 
Phong trào thi đua “Chung tay xây dựng NTM” được MTTQ xã và Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã phát động và ký kết giao ước thi đua, làm khơi dậy phong trào thi đua mạnh mẽ ở địa bàn. 
 Qua triển khai thực hiện chương trình, đã phát hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng NTM. Có 105 tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng. 
Những cỗ máy gặt đập liên hợp giúp người dân tăng năng suất, giảm thời gian thu hoạch lúa gạo hoạt động liên tục trên các cánh đồng Thanh Xương mỗi khi vào vụ.
Hệ thống điện lưới được kéo đến từng thôn bản.
Hệ thống điện, đường, thủy lợi đạt chuẩn NTM ở Thanh Xương.
Trường học đạt chuẩn NTM ở Thanh Xương.
Nhà Văn hóa xã Thanh Xương.
Chính quyễn xã đã vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng các mô hình tự quản ở khu dân cư về bảo vệ môi trường, nếp sống văn minh, điển hình như các mô hình: “Tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp” gắn với "Nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”; “5 không 3 sạch”; ‘‘Tổ an ninh tự quản”; “Khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp”; “Di dời chuồng trại, gia súc xa nhà” tại 22/22 thôn, bản...
Phát huy được vai trò tự quản của nhân dân trong việc giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần tích cực trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.
Nhiều hộ gia đình có nghề mộc tại địa phương mang lại thu nhập tốt.
Ngoài ra, các thôn, bản, các hộ gia đình trong toàn xã đã tu sửa, chỉnh trang nhà cửa, tường rào, đường làng ngõ xóm sạch, không còn lầy lội vào mùa mưa.
Nhờ huy động được sức dân trong xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn xã Thanh Xương đã và đang có những đổi thay tích cực. 

Đã

Văn Công, Hải Dương, Công Sáng và nhóm BTV