1. Xứ Nẫu là tên gọi của vùng đất thuộc 2 tỉnh nào?

  • Quảng Ngãi, Phú Yên
    0%
  • Bình Thuận, Ninh Thuận
    0%
  • Bình Định, Bình Thuận
    0%
  • Phú Yên, Bình Định
    0%
Chính xác

Xứ Nẫu là tên gọi chung của vùng đất Bình Định, Phú Yên. Sở dĩ gọi như vậy vì “nẫu” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba phổ biến tại các địa phương này, mang ý nghĩa chỉ người ta, họ… Ví dụ, thay vì hỏi: “Hôm nay người ta đi đâu mà nhiều vậy?”, người dân Bình Định và Phú Yên sẽ hỏi: “Hôm nay nẫu đi đâu mà nhiều dậy?”. Vì dùng phổ biến và chỉ có ở Phú Yên, Bình Định nên người ta gọi vùng này là “xứ Nẫu”.

2. Đèo nào là ranh giới tự nhiên của Phú Yên và Bình Định?

  • Đèo Hòn Giao
    0%
  • Đèo Đá Đẽo
    0%
  • Đèo Cù Mông
    0%
  • Đèo Sa Mù
    0%
Chính xác

Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1, là ranh giới giữa tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đây là một trong những con đèo hiểm trở nhất Việt Nam, dài khoảng 7km. Đỉnh đèo có độ cao là 245m, đường dốc và có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao. Theo sử sách, đèo Cù Mông chính là ranh giới hai nước Đại Việt và Chiêm Thành khi xưa. Đây cũng từng là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên, khi chưa có tuyến đường quốc lộ 1D.

3. Phú Yên từng hợp nhất với tỉnh thành nào?

  • Ninh Thuận
    0%
  • Bình Thuận
    0%
  • Khánh Hòa
    0%
  • Bình Định
    0%
Chính xác

Năm 1975, hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa từng được hợp nhất, lấy tên là tỉnh Phú Khánh, bao gồm thị xã Nha Trang (tỉnh lỵ), thị xã Tuy Hòa và 9 huyện. Tuy nhiên, tới tháng 6/1989, Quốc hội quyết định tái lập một số tỉnh, thành trong cả nước. Theo đó, tỉnh Phú Khánh được chia thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa như hiện tại.

4. Bình Định và tỉnh nào từng được sáp nhập làm một?

  • Quảng Nam
    0%
  • Quảng Bình
    0%
  • Quảng Ngãi
    0%
  • Quảng Trị
    0%
Chính xác

Tháng 9/1975, tỉnh Nghĩa Bình được hình thành trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Đơn vị hành chính của tỉnh đến năm 1980 bao gồm thị xã Quy Nhơn (tỉnh lỵ), thị xã Quảng Nghĩa và 15 huyện. Đến năm 1989, Quốc hội ra nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình để tái lập tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi.

5. Bình Định có cây cầu vượt biển nào?

  • Cầu Thị Nại
    0%
  • Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện
    0%
  • Cầu Mỹ Thuận
    0%
  • Cầu Thuận Phước
    0%
Chính xác

Thị Nại là cây cầu vượt biển, nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội). Công trình được khởi công năm 2002 và hoàn thành cuối năm 2006, khi đó là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Phần chính của cầu dài 2.477m, rộng hơn 14m. Tính cả phần hệ thống đường dẫn, cầu dài 7km với 5 cầu ngắn. Cầu chịu xe trọng tải 30 tấn và xe bánh xích trọng tải 80 tấn.