1. Ai là người đổi tên đường kiểu Pháp ở thành phố Hà Nội sang tên thuần Việt?
-
Giáo sự Tạ Quang Bửu
0%
- Bác sĩ Trần Văn Lai
0%- Giáo sư Trần Đại Nghĩa
0%- Doanh nhân Trịnh Văn Bô
0%Chính xácNăm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, bác sĩ Trần Văn Lai nhậm chức Đốc lý Hà Nội. Dù nhiệm kỳ của vị bác sĩ kéo dài chưa đầy 1 tháng, nhưng ông đã có đóng góp quan trọng khi đổi tên những tuyến phố tại Hà Nội. Nhiều tên đường phố mà ông đặt vẫn được dùng tới ngày nay.
Trước đó, đường phố Hà Nội được thực dân Pháp đặt tên Pháp hoặc những người Việt thuộc bộ máy chính quyền Pháp. Bác sĩ Trần Văn Lai đã đổi lại toàn bộ, ví dụ Đại lộ Boulevard Carnot được thay bằng phố Phan Đình Phùng, Boulevard Gambetta đổi thành phố Trần Hưng Đạo, F.Ganier đổi thành phố Đinh Tiên Hoàng.
2. Quy luật đặt tên đường phố Hà Nội của bác sĩ Trần Văn Lai là gì?
-
Đường lớn sẽ được mang tên của nhân vật có nhiều đóng góp
0%
- Đặt theo tiến trình lịch sử từ xa đến gần, lấy Hồ Gươm làm trung tâm
0%- Đặt tên đường ngẫu nhiên
0%- Đặt tên đường theo từng cụm, các nhân vật ở cùng thời kỳ hoặc có liên quan tới nhau
0%Chính xácBác sĩ Trần Văn Lai nghĩ ra cách đặt tên đường theo từng cụm, mỗi cụm bao gồm những nhân vật, điển tích ở chung một thời kỳ.
Ví dụ, đường phố bao quanh Hồ Tây thuộc cụm “truyền thuyết – cổ đại”, với 4 tuyến phố chính là Lạc Long Quân, Âu Cơ, An Dương Vương, Hùng Vương.
Đường phố quanh Hồ Gươm thuộc cụm “chống Bắc thuộc”. Tại đây có tên của những danh nhân từng dựng cờ khởi nghĩa chống phương Bắc đô hộ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Phùng Hưng,…
Hay cụm “Văn học, Giáo dục” nổi bật với Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trên hai phố Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Ở cụm này là các tuyến phố được đặt tên theo các nhà giáo dục, sử học như: Chu Văn An, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Như Đổ, Phan Phu Tiên.
Tổng cộng, có khoảng 10 cụm tên đường theo từng giai đoạn lịch sử trong cách đặt tên của bác sĩ Trần Văn Lai.
3. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ai là người chịu trách nhiệm tiếp tục đặt tên đường ở Hà Nội?
-
Bác sĩ Trần Duy Hưng
0%
- Chủ tịch Hồ Chí Minh
0%- Tướng Võ Nguyên Giáp
0%- Tổng Bí thư Đỗ Mười
0%Chính xácSau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập năm 1945, bác sĩ Trần Duy Hưng (1912-1988) được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội. Ông là người đã gửi tờ trình lên Chính phủ về việc đặt tên đường phố.
Cụ thể, những tên đường được bác sĩ Trần Văn Lai đặt vẫn giữ nguyên như cũ. Ngoài ra, một số nhân vật thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương được bổ sung thêm.
Bác sĩ Trần Duy Hưng cũng áp dụng phương pháp phân loại tên đường phố thành từng cụm theo giai đoạn lịch sử như bác sĩ Trần Văn Lai. Những người chịu trách nhiệm đặt tên đường phố Hà Nội về sau cũng áp dụng cùng cách làm này.
Ngoài ra, tên đường Hà Nội còn có xu hướng đặt theo tiến trình lịch sử từ xa tới gần, lấy quận Hoàn Kiếm làm trung tâm.
4. Cụm các con phố mang tên nhà văn chủ yếu nằm ở quận/huyện nào?
-
Thanh Xuân, Thanh Trì
0%
- Thanh Trì, Đống Đa
0%- Đống Đa, Thanh Xuân
0%- Thanh Xuân, Hà Đông
0%Chính xácQuận Đống Đa và Thanh Xuân có những con đường/phố mang tên nhà văn như: Vũ Trọng Phụng, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng,...
5. Thành phố nào trên thế giới đặt tên đường theo số thứ tự?
-
Porto
0%
- Tokyo
0%- New York
0%- Manchester
0%Chính xácHệ thống đường giao thông tại New York (Mỹ) được chia theo ô bàn cờ, gồm các đại lộ và tuyến phố. Tại đây, tên phố được đặt theo số thứ tự để thuận tiện cho người dân và du khách tìm đường. Không chỉ tại New York, đa số các thành phố lớn ở Mỹ cũng đều đặt tên phố theo số thứ tự và chữ cái.
- Tokyo
- Thanh Trì, Đống Đa
- Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đặt theo tiến trình lịch sử từ xa đến gần, lấy Hồ Gươm làm trung tâm
- Bác sĩ Trần Văn Lai