1. Tỉnh nào trồng nhiều cà phê nhất cả nước?

  • Lâm Đồng
    0%
  • Đắk Lắk
    0%
  • Đắk Nông
    0%
  • Gia Lai
    0%
Chính xác

Diện tích cà phê của Việt Nam hiện đạt khoảng 710.000ha với sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Trong đó, các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai… chiếm 91,2% về diện tích và 93,2% về sản lượng cà phê của cả nước.

Đắk Lắk được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam với diện tích trồng trên 213.000ha, cho sản lượng khoảng 558.000 tấn. Đây là tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, rộng hơn 13.000km2. Phía Bắc của tỉnh giáp Gia Lai; phía Đông giáp Phú Yên, Khánh Hòa; phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông; phía Tây giáp Campuchia.

Một trong những tài nguyên lớn ở Đắk Lắk là đất đỏ bazan. Loại đất này có khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao, thích hợp với các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... Đây là một lợi thế giúp phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là cây cà phê - loại cây có giá trị kinh tế cao.

2. Địa hình chủ yếu của tỉnh này là gì?

  • Đồng bằng
    0%
  • Hẻm núi và thung lũng
    0%
  • Cao nguyên
    0%
  • Đồi núi
    0%
Chính xác

Cao nguyên là địa hình chủ yếu tại Đắk Lắk, tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Buôn Mê Thuột và chiếm 53,5% diện tích toàn tỉnh. Ngoài ra, Đắk Lắk cũng sở hữu các vùng đồng bằng thấp ven các dòng sông lớn.

Khí hậu toàn tỉnh Đắk Lắk được chia thành hai tiểu vùng. Vùng Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh. Vùng Đông Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Mùa mưa tại Đắk Lắk thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

3. Tên gọi thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk có nghĩa gì?

  • Bản làng nhiều voi
    0%
  • Bản làng trù phú
    0%
  • Bản làng của Ama Thuột
    0%
  • Bản làng trong rừng
    0%
Chính xác

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk, tên gọi Buôn Ma Thuột xuất phát từ tiếng của đồng bào Ê Đê, có nghĩa là bản làng của Ama Thuột.

Theo người dân trong vùng, Ama là cha, Ama Thuột là một vị tù trưởng quyền lực, có công thành lập buôn làng đầu tiên bên bờ suối Ea Tam. Về sau, nhiều buôn khác hình thành xung quanh và tạo nên thành phố Buôn Ma Thuột như ngày nay.

4. Trước khi tách thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk rộng thứ mấy cả nước?

  • 1
    0%
  • 2
    0%
  • 3
    0%
  • 4
    0%
Chính xác

Tính đến cuối năm 2002, tỉnh Đắk Lắk có diện tích hơn 19.500km2, có tỉnh lị là thành phố Buôn Ma Thuột và 18 huyện, là tỉnh rộng nhất cả nước.

Đến tháng 11/2003, Quốc hội ban hành nghị quyết chia tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Từ năm 2004, tỉnh Đắk Nông được tái lập với diện tích tự nhiên hơn 6.500km2.

Đắk Lắk trở thành tỉnh rộng thứ 4 cả nước. Hiện tỉnh rộng nhất nước ta là Nghệ An, sau đó là Gia Lai và Sơn La.

5. Đắk Lắk có hồ nước ngọt tự nhiên nào lớn thứ hai Việt Nam?

  • Hồ Tuyền Lâm
    0%
  • Hồ Tà Đùng
    0%
  • Hồ Lắk
    0%
  • Hồ Ea Kao
    0%
Chính xác

Hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk và lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau hồ Ba Bể. Hồ rộng hơn 6km2, thông với sông Krông Ana. Theo một số tài liệu, hồ Lắk còn sâu hơn Biển Hồ tại Gia Lai.

Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn, thuộc huyện Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56km về phía Nam. Bao quanh hồ là cánh rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú. Năm 1995, không gian hồ, cánh rừng cùng với một số công trình lịch sử xung quanh được công nhận là Khu rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk.