SỰ KIỆN

Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện

Ngày 28/2/2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 127-KL/TW, định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Đây là một phần trong nỗ lực tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhằm đảm bảo hiệu năng và hiệu quả.

Chọn cán bộ 'được việc' quan trọng hơn bằng chính quy hay tại chức

Tuyển dụng cán bộ cần chú trọng năng lực hơn bằng cấp. Đã đến lúc tư duy mới lên ngôi, đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu, tránh lãng phí nhân tài.

Sẽ điều chỉnh một số quy định về bầu cử khi không tổ chức cấp huyện

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được sửa đổi liên quan đến sắp xếp lại bộ máy, trong đó không tổ chức cấp huyện.

Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 9 ưu tiên trình Quốc hội về sắp xếp bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp thứ 9 sẽ ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung thực sự cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.

Không nên 'đánh đồng' bằng đại học chính quy với tại chức khi chọn công chức xã

Tranh luận xung quanh tiêu chí đánh giá và sàng lọc cán bộ, công chức xã sau khi sắp xếp bộ máy mới, nhiều ý kiến độc giả cho rằng không thể đánh đồng bằng đại học chính quy và tại chức trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam.

Nguyên Chủ tịch Khánh Hòa: Sáp nhập giúp tỉnh mở rộng không gian phát triển

Từ câu chuyện tách tỉnh Phú Khánh thành Khánh Hoà và Phú Yên trong quá khứ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Phạm Văn Chi có những chia sẻ thẳng thắn về thời cơ, thách thức và những bài học kinh nghiệm cần được lưu tâm.

Chủ tịch tỉnh chọn chủ tịch xã như thế nào khi không còn cấp huyện, sáp nhập xã?

Khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, nếu để chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường thì đòi hỏi sự công tâm và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức.

Mô hình chính quyền đô thị sắp chấm dứt từng hoạt động như thế nào?

Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề nghị chấm dứt tổ chức mô hình chính quyền đô thị (CQĐT) đang thực hiện tại 4 thành phố lớn: TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Điều đặc biệt về 34 tỉnh, thành miền Trung, miền Nam trong diện đề xuất sáp nhập

Việc sáp nhập tỉnh, trong đó có 34 tỉnh thành miền Nam và miền Trung nhằm mở rộng không gian phát triển; ưu tiên sắp xếp các tỉnh miền núi, đồng bằng với nơi có biển.

Chọn công chức xã khi không còn cấp huyện nên có bằng ĐH chính quy hay tại chức?

Tranh luận về câu chuyện năng lực của cán bộ, công chức cấp xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, vấn đề bằng tại chức hay bằng chính quy, bằng đại học hay bằng cao đẳng được nhiều người đặt ra.

Điều suy tư về sáp nhập tỉnh ngày xưa nay đã được hóa giải

Nếu như vài chục năm trước, ai đó gợi ý chúng ta cải tổ bộ máy thì còn khá lăn tăn do chưa thể thực hiện nổi, điều kiện khoa học công nghệ còn hạn chế. Nay, điều lăn tăn nói trên dễ dàng được hóa giải.

Tổng Bí thư: Dự kiến sau sáp nhập sẽ còn 34 tỉnh, thành và 5.000 xã, phường

Tổng Bí thư cho biết trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay dự kiến sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện và sẽ tổ chức lại còn khoảng 5.000 xã, phường.

Sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã: Cơ hội loại cán bộ yếu kém, tuyển người mới

Nhiều ý kiến ủng hộ chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở) và cho rằng đây là cơ hội tốt để sàng lọc cán bộ, công chức, giữ lại những người tài phục vụ đất nước.

Đặc điểm, vị thế của 18 tỉnh, thành miền Bắc trong diện đề xuất sáp nhập

Trong số 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập có 18 tỉnh, thành thuộc miền Bắc; 15 tỉnh, thành miền Trung và 19 tỉnh, thành miền Nam với những khác biệt về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, lịch sử văn hóa...

Chuyện sáp nhập tỉnh: Góc nhìn của một người Việt ở Nhật Bản

Từ Tokyo - Nhật Bản, bạn đọc Lâm Mộc An gửi đến Diễn đàn "Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói" những lời chia sẻ chân tình về chủ trương trọng đại của đất nước cùng với những kinh nghiệm quý từ xứ sở hoa Anh Đào.

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Nếu tính theo con số cơ học từ các đề xuất sáp nhập của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức, TPHCM sẽ còn gần 70 đơn vị hành chính cấp cơ sở và 1 thành phố.

Nên giữ các thành phố thuộc tỉnh như một loại đơn vị hành chính cơ sở

Nhiều ý kiến đề nghị khi không tổ chức cấp huyện thì nên xem "thành phố thuộc tỉnh" là một loại đơn vị hành chính cấp cơ sở để có thể giữ được tên gọi của nhiều thành phố vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong nước và thế giới.

Tên tỉnh xưa - nay và mong chờ của nguyên bộ trưởng

Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc gửi đến Diễn đàn "Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói" bài viết “Tên tỉnh ở ta xưa và nay” với nhiều tư liệu lịch sử quý báu.

Sau sáp nhập, chủ tịch tỉnh được chỉ định chủ tịch xã

Bộ Nội vụ đề xuất, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường cho đến khi UBND khóa mới được bầu ra.

Sáp nhập 4 xã, phường làm một sẽ không xét tiêu chuẩn diện tích và dân số

Trường hợp sáp nhập 4 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 1 xã, phường mới thì không phải đánh giá tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.

Hoài niệm về những thành phố khi không tổ chức cấp huyện

Sự hoài niệm trong tôi dường như cứ văng vẳng đâu đây. Thành phố Hạ Long, thành phố Vinh, thành phố Đồng Hới, thành phố Hội An, thành phố Nha Trang, thành phố Đà Lạt…

Đề xuất bảo lưu tiền lương 6 tháng, bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Dự thảo đề xuất, những cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được bảo lưu tiền lương, phụ cấp trong 6 tháng sau sắp xếp.