SỰ KIỆN

Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện

Ngày 28/2/2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 127-KL/TW, định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Đây là một phần trong nỗ lực tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhằm đảm bảo hiệu năng và hiệu quả.

Các tỉnh 'nhỏ quá' nên sáp nhập để thêm không gian phát triển

Theo PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, những tỉnh "nhỏ quá" nên sáp nhập để có thêm nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội và tạo không gian phát triển mới.

Trước thông tin sáp nhập, tỉnh chấn chỉnh cán bộ trì trệ, 'né' việc

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu quả thực hiện công vụ sau khi xuất hiện tình trạng nhiều cán bộ hoang mang lộ trình sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện…

Sáp nhập tỉnh, tinh gọn xã với tư duy phát triển, vươn xa tầm nhìn

TS Trần Anh Tuấn cho rằng, việc sáp nhập tỉnh, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã lần này sẽ được thực hiện theo một hướng tư duy mới - tư duy phát triển, mở rộng không gian, vươn xa tầm nhìn.

Quốc hội họp sớm, quyết nhiều vấn đề liên quan sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Kỳ họp lần thứ 9 tới của Quốc hội sẽ khai mạc sớm, từ đầu tháng 5, trong đó quyết nhiều vấn đề liên quan sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện.

Hôm nay, Bộ Chính trị xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Bộ Chính trị hôm nay xem xét đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó có phương án sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập nhiều xã.

Bộ trưởng Nội vụ: Sáp nhập còn khoảng 2.000 xã, mỗi xã gần như một huyện nhỏ

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, hiện cả nước có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị. Khi đó, mỗi xã “gần như là một huyện nhỏ”.

Dự kiến sáp nhập 60-70% trong hơn 10.000 đơn vị cấp xã

Quốc hội đã xem xét, thông qua 4 luật, 12 nghị quyết để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Quốc hội cũng xem xét, thông qua 6 nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến sáp nhập 60-70% trong hơn 10.000 đơn vị cấp xã

Dự kiến công việc sắp tới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phải sáp nhập khoảng 60-70% trong hơn 10.000 đơn vị cấp xã.

Bộ Chính trị: Tạm dừng bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện, xã

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận 128 về chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị do sắp xếp tổ chức bộ máy.

Sửa Hiến pháp phải có tầm nhìn rộng hơn, xa hơn khi sáp nhập tỉnh, bỏ huyện

Việc sửa Hiến pháp phải có tầm nhìn rộng hơn, xa hơn; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội đề xuất khi sáp nhập tỉnh, bỏ huyện thì cấp cơ sở gồm xã, thành phố, thị xã, nội đô ở thành phố.

Toàn cảnh cấp xã trước sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Hiện cả nước có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã với tổng số cán bộ, công chức cấp xã cần có sau năm 2023 là hơn 228.000 người và phải được chuẩn hóa trình độ đại học.

Thủ tướng nêu định hướng sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu định hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã.

Trình Trung ương đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện trước ngày 7/4

Bộ Chính trị yêu cầu xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để trình Ban chấp hành Trung ương (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 7/4 tới.

5 yếu tố phải tính khi sáp nhập các tỉnh

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, muốn thực hiện bỏ cấp huyện thì phải nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp và việc sáp nhập tỉnh phải căn cứ vào các tiêu chí rõ ràng.

Sáp nhập còn trên dưới 40 tỉnh, thành không chỉ là tinh gọn trên bản đồ

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các tỉnh có diện tích nhỏ, dân số ít cần phải sáp nhập và con số trên dưới 40 tỉnh, thành là phù hợp; đồng thời việc thực hiện cần làm thực chất, không chỉ là tinh gọn trên bản đồ.

Sáp nhập tỉnh: Việt Nam còn bao nhiêu tỉnh, thành là phù hợp?

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, bạn đọc VietNamNet cho rằng, đây là thời điểm thuận lợi sáp nhập các tỉnh thành để bớt gánh nặng chi thường xuyên, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.

Những tỉnh, thành nào đã từng chia tách, sáp nhập?

Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nhìn lại từ năm 1975 đến nay, qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, đã có thời điểm Việt Nam giảm từ 72 xuống còn 38 tỉnh, thành.

Nguyên Thứ trưởng Nội vụ: Sáp nhập còn 38 tỉnh, thành như trước là phù hợp

Ủng hộ chủ trương sáp nhập tỉnh mà Bộ Chính trị vừa mới kết luận, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng có thể sáp nhập một số tỉnh để cả nước trở về con số 35 - 38 tỉnh, thành như trước là phù hợp.

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện là phù hợp với tiến bộ thế giới

Theo GS Trần Ngọc Đường, việc sáp nhập tỉnh này với tỉnh kia không có vấn đề gì về Hiến pháp; việc bỏ cấp huyện và chỉ còn cấp tỉnh, xã cũng là hợp lý, phù hợp với tiến bộ thế giới.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, bỏ đơn vị hành chính cấp huyện

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.