1. Địa phương nào ở miền Nam giáp nhiều tỉnh thành nhất?

  • Hậu Giang
    0%
  • Cần Thơ
    0%
  • Vĩnh Long
    0%
  • Bình Dương
    0%
Chính xác

Tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên khoảng hơn 1.500km2, có phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh; phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ.

Như vậy, địa phương này có vị trí giáp với 7 tỉnh thành khác. Trong khi đó, các địa phương như Hậu Giang, Cần Thơ giáp với 5 tỉnh thành khác.

2. Tỉnh này nằm giữa 2 con sông lớn nào?

  • Sông Tiền – Sông Hậu
    0%
  • Sông Hậu – Sông Vàm Cỏ
    0%
  • Sông Vàm Cỏ - Sông Vàm Nao
    0%
  • Sông Vàm Nao – Sông Tiền
    0%
Chính xác

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền ở phía Bắc và sông Hậu ở phía Nam. Đây là hai nhánh chính của hệ thống sông Mekong.

Vị trí địa lý giúp Vĩnh Long đẩy mạnh giao thương kinh tế và phát triển thương mại – du lịch. Ngoài ra, hai dòng sông cũng cung cấp nguồn nước ngọt quanh năm, kết hợp với mạng lưới kênh rạch chằng chịt đưa phù sa tới đồng ruộng. Hàng năm, Vĩnh Long có lượng mưa trên trung bình cả nước, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

3. Đâu là tên gọi của vùng đất thuộc tỉnh này trong quá khứ?

  • Vĩnh Trấn
    0%
  • Long Hồ
    0%
  • Vĩnh Trà
    0%
  • Cả 3 phương án trên
    0%
Chính xác

Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chu tập hợp người dân, cho định cư tại vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Bấy giờ, khu vực Vĩnh Long thuộc dinh Long Hồ, đến năm 1779 đổi tên thành Hoằng Trấn dinh, sau đó đổi thành Vĩnh Trấn và Vĩnh Thanh.

Tên gọi Vĩnh Long xuất hiện từ năm 1832, đến năm 1991 chính thức tách thành tỉnh Vĩnh Long, gồm thị xã Vĩnh Long và 5 huyện: Bình Minh, Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.

Trong quá khứ, vùng đất Vĩnh Long chứng kiến nhiều trận chiến ác liệt giữa các thế lực phong kiến trong nước và ngoại bang. Chẳng hạn năm 1770, quân của chúa Nguyễn chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên chỉ huy, tiêu diệt hơn 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm lược nước Việt của chúng.

Đến giai đoạn 1776 – 1787, Vĩnh Long trở thành nơi giao tranh giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Điển hình là năm 1784, từ sông Mang Thít, nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút, làm liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện đại bại.

4. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được xây dựng dưới thời vua nào?

  • Minh Mạng
    0%
  • Thiệu Trị
    0%
  • Tự Đức
    0%
  • Khải Định
    0%
Chính xác

Văn Thánh miếu Vĩnh Long cùng với Văn Thánh miếu Biên Hòa (Đồng Nai), Văn Thánh miếu Gia Định, là ba Văn Thánh miếu của vùng đất Nam Bộ có từ thế kỷ XIX, được xây dựng nhằm đề cao Nho giáo.

Công trình được khởi khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý (năm 1864) dưới triều vua Tự Đức và hoàn thành vào mùa thu năm Bính Dần (năm 1866).

Khi chiếm thành Vĩnh Long lần 2, thực dân Pháp định dỡ Văn Thánh miếu để lấy gỗ xây dựng dinh tỉnh trưởng. Tuy nhiên, nhờ quá trình đấu tranh của người dân mà công trình này được bảo vệ tới ngày nay.

5. Địa phương nào giáp nhiều tỉnh nhất Việt Nam?

  • Tuyên Quang
    0%
  • Hải Dương
    0%
  • Hà Nội
    0%
  • Thanh Hóa
    0%
Chính xác

Hà Nội tiếp giáp 8 tỉnh gồm: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình, Phú Thọ phía Tây, là địa phương tiếp giáp nhiều tỉnh nhất Việt Nam.

Hiện nay, Hà Nội vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới 3/4 diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5-20m so với mặt nước biển.