Dự án này nối các tuyến sông, kênh qua 8 tỉnh, thành phố phía Nam gồm: TPHCM, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án này khi hoàn thành, khu vực phía Nam sẽ có 2 hành lang vận tải đường thủy nội địa.
Trục Đông - Tây có chiều dài gần 200km gồm các tuyến sông Hậu - Trà Ôn - Măng Thít - Cổ Chiên - Chợ Lách - sông Tiền - Rạch Kỳ Hôn (qua kênh Chợ Gạo), Rạch Lá - sông Vàm Cỏ - kênh Nước Mặn - Cần Giuộc - sông Soài Rạp.
Trục Bắc - Nam có chiều dài 82km, gồm các tuyến sông Đồng Nai - Nhà Bè - Lòng Tàu - Đồng Tranh - Tắc Cua - Gò Gia - Thị Vải. Cùng với hệ thống cảng thủy ở Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ trở thành trục liên hoàn bao phủ các tỉnh trong khu vực.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 169 triệu USD, tương đương hơn 3.901 tỷ đồng, sử dụng vốn vay WB, tài trợ từ Chính phủ Úc và vốn đối ứng của Việt Nam.
Dự án được triển khai thực hiện 5 năm kể từ thời điểm dự án được cấp có thẩm quyền bố trí vốn, từ năm 2023 đến hết năm 2027, và là dự án quan trọng và cấp bách (dự án nhóm A) của lĩnh vực đường thủy nội địa, được ưu tiên đầu tư sử dụng vốn vay của nhà tài trợ nước ngoài.
Sau khi hoàn thành, các hàng lang vận tải đông - tây và bắc - nam tại khu vực phía Nam bảo đảm năng lực lưu thông cho các loại tàu cỡ lớn, tàu container vận chuyển hàng hóa…
Dự án này còn là cực tăng trưởng mới, phát huy tối đa lợi thế cao tốc. Đòi hỏi chính quyền các địa phương chủ động trong phối hợp hoàn thiện quy trình, thủ tục liên kết thúc đẩy phát triển đảm bảo thực chất và hiệu quả, có chính sách thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Tổng hợp các giải pháp được tích hợp trong cải cách sao cho các nguồn lực nhiều nơi đổ về.
Thiếu vốn là chuyện phổ biến trong cải tạo xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế. Chính quyền có chức năng quản lý, khai thác giá trị đất để thực hiện và tái đầu tư mở rộng. Quan trọng là cách thức tổ chức thực hiện, cải cách xã hội hóa, hợp tác cùng có lợi. Giá trị mang lại cao hay thấp không vì diện tích lớn, nhỏ mà còn là sự lan tỏa có được lợi ích lâu dài. Hướng tới đa mục tiêu có các tiện ích công cộng cơ sở y tế, trường học, công viên.
Lấy kinh tế, nhu cầu thị trường, sản xuất làm động lực. Hình thành các khu công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, trung tâm tài chính, trung tâm thương mại. Từ đó giúp gia tăng ngân sách qua chính sách thuế, phí và thu hút cơ chế thị trường trong xây dựng cơ bản, “mở đường máu” huy động vốn vừa đầu tư vừa thu lợi rồi tái đầu tư trở lại cho phát triển.
Ngoài tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong nước, còn thu hút mạnh nguồn lực từ nước ngoài không chỉ giải quyết vấn đề hạ tầng mà còn tạo ra “sân chơi” hấp dẫn cho các nhà đầu tư, cả xã hội hưởng lợi. Trao quyền tự chủ cho tư nhân, bảo lãnh rủi ro và có lợi nhuận để có thể yên tâm tự thực hiện đi kèm các chính sách hỗ trợ ưu đãi về phí sử dụng đất, mức thu thuế đối với các lĩnh vực được ưu tiên, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu.
Kinh nghiệm các nước tận dụng cao tốc, khai thác quỹ đất cho thấy hiệu quả. Mỹ khai thác giá trị những khu đất tưởng chừng bỏ hoang, hình thành các khu đô thị hiện đại Mattery Park được xây dựng từ bãi rác ở Manhattan với thiết kế sang trọng, công viên có lối dạo bộ, giao thông xanh, tập trung dân cư với nhiều văn phòng và không gian thương mại.
Tùy từng khu đất khai thác mà có cách thức tổ chức, triển khai khác nhau. Tất cả chi phí được tính vào dự án thu hút xã hội hóa, khai thác và thu hồi vốn. Chính quyền địa phương hợp tác với tư nhân là doanh nghiệp có uy tín để thực hiện.
Hay khai thác quỹ đất dọc theo ranh giới giữa thành phố White Plain và thị trấn Harrison được kết nối bằng cao tốc có chính sách ưu đãi đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp đến đặt trụ sở văn phòng có những tên tuổi lớn IBM, Texaco, General Foods… Nhờ vậy đã tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm, dịch vụ, kinh doanh, nhu cầu định cư và đóng thuế mỗi năm hàng trăm triệu USD.
Tương tự các trường hợp tận dụng cao tốc, khai thác giá trị đất giúp cải tạo đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Nhìn chung đều có quy hoạch bài bản, quy trình thiết kế đô thị, chính sách thu hút vốn hấp dẫn nhà đầu tư.
Xem lại bài 1: Giấc mơ cao tốc của người miền Tây dần thành hiện thực
Kỹ sư Trần Văn Tường