Cơ quan giám sát khí hậu Malaysia RimbaWatch ước tính việc khai thác 70 dự án lượng nhiên liệu hóa thạch ở Malaysia, Singapore và Brunei tương đương với khoảng 10 tỷ tấn CO2 thải ra khí quyển.
Cơ quan giám sát khí hậu Malaysia RimbaWatch mới đây đã công bố một cơ sở dữ liệu về lượng khí thải của các dự án nhiên liệu hoá thạch ở Đông Nam Á gọi là Cơ sở dữ liệu phát thải trong tương lai. Cơ sở dữ liệu này theo dõi lượng khí thải từ các hoạt động phát thải cao theo kế hoạch như khai thác nhiên liệu hóa thạch và cơ sở hạ tầng, nhà máy điện, giao thông vận tải và nhà máy thép và xi măng ở Đông Nam Á.
Theo đó, RimbaWatch ước tính việc khai thác 70 dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Malaysia, Singapore và Brunei có thể tạo ra khoảng 9,9 tỷ tấn CO2.
RimbaWatch đã đưa số liệu phát thải hàng năm và xác định phạm vi phát thải 1, 2 và 3 lấy từ dữ liệu của các công ty đại chúng để đưa vào cơ sở dữ liệu. Qua đó, tính toán lượng khí thải từ các dự án phát thải ở Malaysia, Singapore và Brunei. Đồng thời, tổ chức cho biết đang có kế hoạch đưa các quốc gia Đông Nam Á khác vào danh sách đánh giá cuối cùng.
Adam Farhan, giám đốc RimbaWatch, cho biết độ chính xác của ước tính lượng khí thải phụ thuộc vào thông tin do các công ty cung cấp và các thông tin công khai khác như báo cáo của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
Trong đó, để tính toán lượng phát thải Phạm vi 1 và 2 của tập đoàn dầu khí Malaysia Petronas, RimbaWatch đã thu thập dữ liệu hoạt động do Petronas công bố về cường độ phát thải từ các sản phẩm của họ.
Ông Farhan giải thích: “Mặc dù ước tính có phần hạn chế nhưng nó cho ra kết quả khá đáng tin cậy”.
Thông qua dữ liệu hạn chế các dự án phát thải cao
Tại Đông Nam Á, trước đây chưa từng có báo cáo nào đánh giá cụ thể về mức phí carbon từ các dự án phát thải cao. Lượng phát thải từ những dự án hiện tại của Malaysia đã được đưa vào báo cáo cập nhật 2 năm một lần, theo Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Dựa trên cơ sở dữ liệu này, RimbaWatch hướng tới cung cấp một cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về tác động từ các dự án sử dụng nhiều carbon đối với khả năng của Malaysia trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trong thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thông qua đó, giúp các công ty Malaysia đáp ứng các mục tiêu đề ra về khí hậu. Cơ quan giám sát hy vọng cơ sở dữ liệu có thể được sử dụng như một công cụ giúp hạn chế và giảm bớt các dự án phát thải cao.
Các công ty được cấp toàn quyền truy cập vào các phép toán công khai, được sử dụng trong cơ sở dữ liệu trên.
Theo ông Farhan, công cụ theo dõi lượng khí thải bao gồm các dự án cải tạo đất và đường cao tốc đô thị. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các công thức tính toán để tránh rủi ro tính hai lần (double counting).
Hỗ trợ chống gian lận xanh
Phân tích sơ bộ của cơ sở dữ liệu là một phần trong báo cáo sắp tới của tổ chức phi lợi nhuận RimbaWatch trong nỗ lực đánh giá các công ty Đông Nam Á có tiềm năng phát thải carbon cao so với các mục tiêu khí hậu của đất nước họ.
Chia sẻ EcoBusiness, RimbaWatch cho biết họ dự định sử dụng cơ sở dữ liệu làm bằng chứng để đảm bảo mục tiêu phát thải giảm phát thải ròng xuống mức “0” (net zero) vào năm 2050. Theo Báo cáo của Nhóm chuyên gia cấp cao của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, bao gồm cả Petronas, không thể tuyên bố đạt được net zero nếu vấn tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Do đó, cơ sở dữ liệu được kỳ vọng sẽ là công cụ chống gian lận xanh (greenwashing).
Trong năm 2024, các vấn đề “gian lận xanh” sẽ được làm rõ hơn. Gian lận xanh gây ra nhiều rủi ro về uy tín, vi phạm quy định và vấn đề pháp lý khác. Hiện chưa có quy định cụ thể về greenwashing. Vấn đề này sẽ được xác định dựa trên những yếu tố khác nhau, theo từng loại sản phẩm, dịch vụ, cơ quan quản lý và khu vực pháp lý.
(Theo monre.gov.vn)