{keywords}
 

Nghiên cứu do công ty phân tích Ipsos Mori thuộc Đại học Hoàng đế Luân Đôn (Anh) thực hiện và công bố, cung cấp cái nhìn sâu hơn vào nguồn gốc và sự lây lan của các thuyết âm mưu Covid-19. Chẳng hạn, 30% người Anh được khảo sát cuối tháng 5/2020 nghĩ rằng virus corona khả năng được tạo ra trong phòng thí nghiệm, tăng từ 25% đầu tháng 4/2020. Trong đó 8% tin rằng các triệu chứng Covid-19 có liên quan với 5G. Tỉ lệ nhỏ hơn (7%) tin không có bằng chứng xác thực rằng virus corona tồn tại. Những giả thuyết này đều đã bị giới khoa học bác bỏ.

Theo báo cáo, 60% những người tin Covid-19 liên quan tới 5G lấy thông tin từ YouTube, 56% những người tin không có bằng chứng Covid-19 tồn tại sử dụng Facebook để đọc thông tin.

Thuyết âm mưu xoay quanh 5G đặc biệt đã dẫn tới hậu quả ngoài đời. Các vụ phá hoại tháp di động xảy ra tại châu Âu, trong khi kỹ sư viễn thông bị quấy rối trên đường phố vì những người tin rằng 5G phần nào gây ra căn bệnh. Nhà chức trách phải kêu gọi các mạng xã hội nỗ lực hơn trong công cuộc chống tin giả Covid-19.

Một trong các thuyết âm mưu phổ biến nhất là 5G làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, khiến họ dễ nhiễm bệnh. Lo lắng về sức khỏe liên quan tới công nghệ di động không phải quan điểm mới và đã bị các nhà khoa học phản bác.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Psychological Medicine cho thấy có liên hệ mạnh mẽ giữa sử dụng mạng xã hội và niềm tin sai lầm về Covid-19. Các phát hiện dựa trên 3 khảo sát độc lập thực hiện qua mạng từ ngày 20/5 đến 22/5 với sự tham gia của 2.254 công dân Anh từ 16 đến 75 tuổi.

Không chỉ có vậy, người dùng mạng xã hội để tìm thông tin virus còn có xu hướng vi phạm quy định phong tỏa nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết 58% người có triệu chứng Covid-19 ra ngoài nơi ở sử dụng YouTube làm nguồn thông tin chính, cao hơn nhiều so với người không xem YouTube (16%). 37% có bạn bè, gia đình đến thăm dẫn Facebook là nguồn tin chính.

Giảng viên Daniel Allington của Đại học Hoàng đế Luân Đôn nhận xét đây không phải điều lạ vì nhiều thông tin trên mạng xã hội gây nhầm lẫn hoặc sai hoàn toàn. Hiện tại, khi các quy định cách ly đã được nới lỏng, mọi người sẽ tự quyết định điều gì là an toàn hay không, đồng nghĩa với việc tiếp cận thông tin chất lượng về Covid-19 quan trọng hơn bao giờ hết.

Facebook và YouTube đều nói đã xóa một số loại thông tin sai sự thật về Covid-19 như biện pháp điều trị giả mạo hay liên quan tới 5G. Hai công ty cũng làm việc với các cơ quan y tế để hiển thị thông tin được kiểm chứng về dịch bệnh.

Du Lam (Theo CNBC)

Đức chi 20 triệu EUR phát triển ứng dụng truy vết Covid-19

Đức chi 20 triệu EUR phát triển ứng dụng truy vết Covid-19

Chính phủ Đức cho biết ứng dụng truy vết Covid-19 mất 20 triệu EUR để phát triển và 2,5- 3,5 triệu EUR mỗi tháng để vận hành.