Tháng trước, Hiệp hội Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) Indonesia kêu gọi chính phủ đóng băng giấy phép bán dịch vụ cho người tiêu dùng của Starlink. Chủ tịch Muhammad Arif Angga cho rằng nên kéo dài việc đình chỉ "cho đến khi một quy định rõ ràng được thực hiện".

Ông Arif nói sự phụ thuộc quá mức vào các nhà cung cấp dịch vụ Internet nước ngoài có "khả năng phá vỡ tính bền vững và độc lập của ngành công nghiệp ISP địa phương".

fx0hzco8.png
Nhà mạng Indonesia xem Starlink là mối de dọa với ngành công nghiệp ISP địa phương. Ảnh: Starlink

Starlink thuộc SpaceX của Elon Musk, cung cấp Internet tốc độ cao bằng cách sử dụng hàng nghìn vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Tại sự kiện ra mắt dịch vụ tổ chức ở Bali hôm 19/5, Musk phát biểu: “Nếu có quyền truy nhập Internet, các bạn có thể học mọi thứ”.

Indonesia là quốc gia Đông Nam Á thứ ba cung cấp dịch vụ Starlink, sau Malaysia và Philippines.

Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo đã tiếp Musk sau sự kiện ra mắt. Bên cạnh việc cải thiện khả năng truy nhập Internet, chính phủ hy vọng Starlink có thể mở ra các khoản đầu tư khác, như xây dựng cơ sở phóng tên lửa SpaceX và nhà máy sản xuất xe điện Tesla.

Tại cuộc họp Quốc hội ngày 10/6, Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ thông tin Budi Arie Setiadi khẳng định chính phủ không biệt đãi Starlink. Ông chỉ ra thị phần của Starlink tại Mỹ và Australia chưa đến 1% và tác động ít đến ngành truyền thông.

Khả năng cạnh tranh về giá của Starlink hiện thấp ở Indonesia và nhu cầu có thể sẽ bị giới hạn ở các khu vực có kết nối kém. Phí hằng tháng là 750.000 rupiah (45 USD), với chi phí ban đầu là 5,9 triệu rupiah cho ăng-ten.

Tại Indonesia, khả năng cạnh tranh bằng giá của Starlink cũng thấp và nhu cầu dường như chỉ nằm ở khu vực kết nối kém. Người dùng phải trả phí hằng tháng là 750.000 rupiah (1,16 triệu đồng) và mua ăng-ten giá 5,9 triệu rupiah (hơn 9 triệu đồng). Các gói Internet tốc độ tương đương của nhà mạng địa phương có giá từ 200.000 đến 400.000 rupiah (311.000 đến 622.000 đồng) mỗi tháng.

Tuy nhiên, Starlink có lịch sử giảm giá tại các quốc gia đã hoạt động được một thời gian. Công ty cũng dự định ra mắt dịch vụ cung cấp kết nối Internet trực tiếp đến smartphone mà không cần ăng-ten. Như vậy, họ có thể trở thành đối thủ của không chỉ các nhà cung cấp Internet cố định mà cả nhà mạng di động.

Starlink không cần xây dựng các trạm gốc ở mỗi quốc gia nên việc mở rộng xuyên biên giới dễ dàng hơn và mang lại lợi thế rõ ràng. Văn phòng của SpaceX tại Indonesia chỉ có 3 nhân viên và công ty đầu tư 30 tỷ rupiah, theo Bộ trưởng Đầu tư Bahlil Lahadalia.

Là nơi sinh sống của hơn 270 triệu người trên 17.000 hòn đảo, Indonesia gặp những thách thức lớn trong việc xây dựng một mạng lưới thông tin liên lạc trên mặt đất. Viễn thông cần đầu tư rất lớn trong khi đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Trong khi đó, liên lạc vệ tinh giúp cung cấp kết nối đến các khu vực xa xôi, chưa có nhiều hạ tầng. Một số nhân vật trong ngành viễn thông Indonesia cho rằng Starlink có thể đóng vai trò bổ sung cho sự phát triển của mạng lưới toàn quốc.

(Theo Nikkei)