1. Quận huyện nào nước ta được đặt theo tên một vị nữ tướng?

  • Bùi Thị Xuân
    0%
  • Lê Chân
    0%
  • Võ Thị Sáu
    0%
  • Nguyễn Thị Định
    0%
Chính xác

Lê Chân là một quận thuộc thành phố Hải Phòng. Tên gọi của quận được đặt theo tên vị nữ tướng Lê Chân – một trong những nữ tướng xuất sắc của Hai Bà Trưng. Bà cũng được xem là người có công khai khẩn lập nên vùng đất ven sông Cấm.

Ghi nhớ công ơn của nữ tướng Lê Chân, đặc biệt công khai phá và lập ra làng An Biên - nay là Hải Phòng, người dân Hải Phòng đã xây dựng đền Nghè. Vào năm 1975, Đền Nghè được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

2. Huyện ven biển nào ở Cà Mau mang tên một nhà cách mạng?

  • Nguyễn Thới Bình
    0%
  • Trần Phú Tân
    0%
  • Trần Văn Thời
    0%
  • Phan Vĩnh Thạnh
    0%
Chính xác

Trần Văn Thời là một huyện ven biển thuộc tỉnh Cà Mau. Huyện mang tên nhà cách mạng Trần Văn Thời (1902 – 1942), một trong những chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Năm 1937, Trần Văn Thời tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động ở vùng Cà Mau, Cái Nước. Tháng 5 năm 1940, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, được xứ ủy Nam Kỳ chỉ định vào Liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Khi khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, Trần Văn Thời phụ trách Ban chỉ huy quân sự tỉnh cùng Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ đạo khởi nghĩa ở đảo Hòn Khoai.

Năm 1941, Trần Văn Thời bị Chính quyền Pháp bắt. Đến tháng 5/1942, ông mất tại nhà tù Côn Đảo.

3. Huyện Ngọc Hiển mang tên một chí sĩ yêu nước thời Pháp thuộc hiện ở tỉnh nào?

  • Bạc Liêu
    0%
  • Cà Mau
    0%
  • Long An
    0%
  • Vĩnh Long
    0%
Chính xác

Ngọc Hiển là một huyện nằm ở cực Nam của Tổ quốc, thuộc tỉnh Cà Mau. Phần lớn diện tích nơi đây là rừng ngập mặn, có ba mặt giáp biển.  

Huyện được đặt theo tên ông Phan Ngọc Hiển (1910-1941), quê ở Cần Thơ, là nhà báo, nhà giáo, nhà văn và chí sĩ yêu nước Việt Nam thời Pháp thuộc. Ông hy sinh sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai tại Cà Mau, một bộ phận của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống chính quyền thực dân Pháp nổ ra năm 1940. Ngoài đặt cho tên huyện ở tỉnh Cà Mau, tên của ông còn được đặt cho tên đường và trường học ở tỉnh này.

4. Huyện Dương Minh Châu mang tên một trí thức yêu nước thuộc tỉnh nào?

  • Bình Dương
    0%
  • Đồng Nai
    0%
  • Tây Ninh
    0%
  • An Giang
    0%
Chính xác

Huyện Dương Minh Châu thuộc tỉnh Tây Ninh, mang tên nhà cách mạng Dương Minh Châu (1912-1947), Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến đầu tiên của tỉnh Tây Ninh. Năm 1946, ông tham gia kháng chiến Nam Bộ, là Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoá I. Tháng 2/1947, ông trực tiếp chỉ huy chiến đấu và hy sinh tại xã Ninh Điền, huyện Châu Thành. Năm 1998, liệt sĩ Dương Minh Châu được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

5. Tên gọi nào được đặt cho nhiều huyện nhất trên cả nước?

  • Cao Lãnh
    0%
  • Châu Thành
    0%
  • Chợ Mới
    0%
  • Ngã Năm
    0%
Chính xác

Châu Thành là tên được sử dụng phổ biến nhất cả nước, được đặt cho 11 huyện. Hiện 10 tỉnh có huyện Châu Thành bao gồm: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Tây Ninh. Đặc biệt, phần lớn các tỉnh này đều thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong lịch sử, “châu thành” là danh từ chung để gọi lỵ sở của tỉnh. Sau đó, tên “Châu Thành” biến thành tên riêng của hàng loạt lỵ sở hay thủ phủ của nhiều tỉnh.