1. Ung thư dạ dày là bệnh hiếm gặp?

  • Đúng
    0%
  • Sai
    0%
Chính xác

Theo Bác sĩ Vũ Hà Thành, Bệnh viện K Trung ương, ung thư dạ dày hay gặp ở nam và nữ. Tại Việt Nam, thống kê của Tổ chức ghi nhận ung thư quốc tế - Globocan có khoảng 17.500 ca mắc mới mỗi năm và trên 15.000 người từ vong vì bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ Thành chia sẻ ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa và nhận biết sớm dễ dàng thông qua nội soi dạ dày.

2. Những nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì?

  • Di truyền
    0%
  • Viêm loét dạ dày mạn tính
    0%
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
    0%
  • Tất cả các ý trên đều đúng
    0%
Chính xác

Bác sĩ Thành cho biết ung thư do cấu trúc tế bào dạ dày đột biến và tăng sinh không thể kiểm soát. Chúng xâm lấn vào các mô tổ chức gần hoặc di căn xa qua đường bạch huyết.

Hiện nay, ung thư dạ dày do các yếu tố nội sinh, di truyền và cả thói quen sống. Ví dụ, người bị viêm dạ dày mạn tính kéo dài nếu không điều trị sẽ dẫn tới viêm teo niêm mạc. Các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ tới nặng. Người béo phì dễ mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường.

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được coi là nguyên nhân gây viêm dạ dày. Tuy nhiên, bác sĩ Thành nhấn mạnh không phải ai nhiễm HP cũng gây viêm teo niêm mạc dạ dày và  tiến triển thành ung thư.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên ăn các thức ăn chứa nhiều nitrat như thịt cá ướp muối, thịt nướng, dưa muối… cũng tăng nguy cơ ung thư dạ dày. 

3. Ung thư dạ dày có mấy giai đoạn?

  • 2
    0%
  • 4
    0%
  • 5
    0%
Chính xác

Theo bác sĩ Thành, ung thư dạ dày chia thành nhiều giai đoạn. Các giai đoạn người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào mức độ xâm lấn của tế bào ung thư.

Giai đoạn 0: Giai đoạn tiền ung thư, tế bào ác tính chỉ ở trên niêm mạc dạ dày. Đây là giai đoạn vàng của ung thư dạ dày. Bác sĩ chỉ cần cắt hớt niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân chỉ cần theo dõi sau mổ vài ngày là ra viện, bảo tồn nguyên vẹn dạ dày. Bệnh nhân phát hiện khi vô tình đi khám.

Giai đoạn 1: Tế bào ung thư phát triển xâm lấn vào lớp thứ hai của dạ dày nhưng bệnh nhân vẫn chưa có triệu chứng rõ rệt.

Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày vào lớp cơ. Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn.

Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể.

Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn khắp cơ thể và cơ hội điều trị của bệnh nhân cũng không còn.
 
 

4. Bị đau bụng, buồn nôn, chán ăn kéo dài có phải là dấu hiệu ung thư dạ dày không?

  • Đúng
    0%
  • Sai
    0%
Chính xác

Bác sĩ Thành cho biết dấu hiệu của ung thư da dày giống với viêm loét dạ dày nên người bệnh thường chủ quan đi khám muộn. Các dấu hiệu như sụt cân, đau bụng từng đợt, chán ăn đi kèm với đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu… cần đi kiểm tra ung thư dạ dày ngay lập tức.

5. Những ai cần tầm soát ung thư dạ dày?

  • Người bị viêm dạ dày mạn tính, có người thân bị ung thư dạ dày
    0%
  • Trẻ em
    0%
  • Người già
    0%
Chính xác

Những người trên 50 tuổi, gia đình có người thân mắc bệnh; tiền sử viêm loét dạ dày; hay ăn thực phẩm bảo quản, đồ muối; hút thuốc lá cần tầm soát bệnh sớm.

6. Kết quả nội soi có thể khẳng định bạn bị ung thư dạ dày không?

  • 0%
  • Không
    0%
Chính xác

Bác sĩ Thành cho rằng kết quả nội soi giúp đánh giá tổn thương, sau đó cần tiến hành sinh thiết mô ở khu vực nghi ngờ. Mẫu mô được nhuộm và soi dưới kính hiển vi để xác định có tế bào ác tính hay không.

7. Ung thư dạ dày có phòng tránh được không?

  • 0%
  • Không
    0%
Chính xác

Theo bác sĩ Thành, ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bạn nên duy trì cân nặng hợp lý, không nên ăn nhiều thực phẩm như đồ nướng, dưa muối, cá muối. Nếu hút thuốc lá, bạn cần bỏ ngay. Bữa ăn cần tăng cường chất xơ, chất béo tốt. Nếu bạn bị viêm dạ dày cần phải điều trị và nên kiểm tra định kỳ.