1. Tỉnh nào có thành phố đặt theo tên một vị nữ thần?
-
Bà Rịa – Vũng Tàu
0%
- Đồng Tháp
0%- An Giang
0%- Lâm Đồng
0%Chính xácThành phố Sa Đéc thuộc Đồng Tháp, là địa danh được đặt theo tên một vị thần. “Sa Đéc” là âm tiếng Việt của “Phsar- Dek”. Đây là tên của một vị nữ thuỷ thần mà đồng bào Khmer tôn sùng. Ngoài ra, từ này còn có nghĩa là chợ Sắt.
Bên cạnh đó, theo truyền thuyết dân gian, Sa Đéc là tên của một người con gái xinh đẹp nổi tiếng trong vùng này. Vì tình yêu dang dở mà cô quyết định cắt tóc đi tu, sau đó lại trở về lập chợ. Người dân nhớ ơn nàng nên lấy tên Sa Đéc đặt cho chợ, nó tồn tại đến tận nay.
2. Thành phố này nổi tiếng với nghề gì?
-
Làm chiếu cói
0%
- Trồng hoa
0%- Làm nón
0%- Đúc đồng
0%Chính xácTheo Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp, gần một trăm năm qua, Sa Đéc nổi tiếng cả nước với nghề trồng hoa kiểng. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc cung cấp cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM, các tỉnh miền Trung, Campuchia và đang hướng đến các thị trường xuất khẩu khác.
Làng hoa Sa Đéc nổi tiếng khắp Đồng Tháp, rộng hơn 300ha với gần 2.000 hộ dân sinh sống. Làng có hai mặt tiếp giáp với sông Tiền và sông Sa Đéc, thuận tiện vận chuyển bằng đường thủy và đường bộ. Nghề trồng hoa kiểng ở đây được hình thành từ những năm 1930.
Không chỉ là vựa hoa của khu vực miền Tây Nam Bộ, Sa Đéc còn nổi tiếng với làng làm bột truyền thống hơn 100 năm.
3. Tỉnh Sa Đéc từng sáp nhập với tỉnh nào thành tỉnh Đồng Tháp?
-
Châu Đốc
0%
- Kiến Phong
0%- Tân An
0%- Vĩnh Long
0%Chính xácTỉnh Đồng Tháp được thành lập tháng 2/1976 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong cũ. Ban đầu, 3 tỉnh Long Châu Tiền, Sa Đéc, Kiến Tường được dự kiến sáp nhập thành tỉnh mới. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tình hình thực tế, Bộ Chính trị đã quyết định điều chỉnh lại việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, trong đó tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong cũ được hợp nhất thành Đồng Tháp.
Khi mới thành lập, tỉnh Đồng Tháp có tỉnh lỵ ban đầu đặt tại thị xã Sa Đéc. Đến năm 1994, tỉnh lỵ tỉnh Đồng Tháp lại được dời về thị xã Cao Lãnh (từ năm 2007 trở thành thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp). Đến cuối năm 2013, thị xã Sa Đéc cũng được nâng cấp lên trở thành thành phố Sa Đéc trực thuộc tỉnh Đồng Tháp.
4. Đồng Tháp Mười nằm trên địa phận những tỉnh nào?
-
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An
0%
- Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang
0%- Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang
0%- Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long
0%Chính xácNăm 1950, tỉnh Đồng Tháp Mười được thành lập từ 29 xã của các huyện: Cai Lậy, Cái Bè (tỉnh Mỹ Tho); Cao Lãnh (tỉnh Sa Đéc) và Mộc Hóa (tỉnh Tân An). Đây là một vùng đất ngập nước rộng khoảng 700.000 ha ở phía đông sông Tiền, ven biên giới Việt Nam - Campuchia, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp với trung tâm là thị xã Kiến Tường.
Tuy nhiên đến tháng 9/1975, Nhà nước quyết định bỏ các khu, hợp tỉnh trong toàn quốc. Đơn vị hành chính Đồng Tháp Mười không còn nhưng tên gọi ấy vẫn được dùng để chỉ vùng đất trải dài ở cả 3 tỉnh này.
5. Tỉnh Đồng Tháp có giáp biển không?
-
Có
0%
- Không
0%Chính xácĐồng Tháp ngày nay là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, diện tích trên 3.300km2, nằm hai bên bờ sông Tiền. Đồng Tháp có 50km đường biên giới với Campuchia, giáp các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang và thành phố Cần Thơ.
Tỉnh này không giáp biển nhưng có hệ thống sông sông Tiền và sông Hậu, quanh năm được bồi đắp phù sa. Điều kiện này giúp tỉnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản, giao thông đường thuỷ, du lịch sinh thái.
- Không
- Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang
- Kiến Phong
- Trồng hoa
- Đồng Tháp