1. Tỉnh nào nước ta từng sáp nhập với Bắc Giang?
-
Thái Nguyên
0%
- Hà Nam
0%- Bắc Ninh
0%- Hải Dương
0%Chính xácTỉnh Hà Bắc được thành lập vào năm 1962 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Khi hợp nhất, tỉnh Hà Bắc ban đầu gồm 2 thị xã là thị xã Bắc Giang (tỉnh lỵ), thị xã Bắc Ninh và 16 huyện. Đến năm 1996, tỉnh Hà Bắc có diện tích khoảng hơn 4.600km2, dân số hơn 2,3 triệu người, gồm 2 thị xã và 14 huyện.
Đến tháng 11/1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc để tái lập tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Khi ấy, tỉnh Bắc Giang gồm thị xã Bắc Giang và 9 huyện; tỉnh Bắc Ninh gồm thị xã Bắc Ninh và 5 huyện.
2. Tỉnh Hà Bắc và tỉnh cũ nào từng được mệnh danh là cửa ngõ thủ đô trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ?
-
Định Tường
0%
- Hải Hưng
0%- Hà Sơn Bình
0%- Bắc Thái
0%Chính xácTỉnh Hà Bắc là vùng trung tâm và chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa. Phía Bắc của tỉnh này giáp tỉnh Bắc Thái và tỉnh Cao Lạng. Ngoài ra, Hà Bắc còn là tỉnh có vị trí địa chiến lược trên tuyến quốc lộ 18A và 1A.
Cùng với Bắc Thái, hai tỉnh này được mệnh danh là cửa ngõ của thủ đô trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Sân bay Kép ở huyện Lạng Giang đóng vai trò quan trọng trên tuyến phòng thủ biên giới phía Bắc.
3. Tỉnh Bắc Thái được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh nào?
-
Bắc Giang và Thái Nguyên
0%
- Bắc Kạn và Thái Nguyên
0%- Bắc Ninh và Thái Nguyên
0%- Bắc Ninh và Thái Bình
0%Chính xácNăm 1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách một phần đất thuộc tỉnh Thái Nguyên để thành lập tỉnh Bắc Kạn. Khi đó, Bắc Kạn có bốn châu, gồm Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá (sau đổi thành Na Rì) và Cảm Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn).
Tới năm 1965, theo phê chuẩn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái. Đơn vị hành chính ban đầu của tỉnh gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Bắc Kạn và 12 huyện. Năm 1996, Quốc hội khoá IX ra nghị quyết chia tỉnh Bắc Thái để tái thành lập tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn. Hai huyện Ngân Sơn, Ba Bể được chuyển từ tỉnh Cao Bằng về Bắc Kạn.
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và làm việc ở huyện nào của Thái Nguyên để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp?
-
Đại Từ
0%
- Định Hóa
0%- Đồng Hỷ
0%- Phổ Yên
0%Chính xácĐịnh Hóa là miền đồi núi hiểm trở, có địa thế chiến lược về quân sự nên được chọn là nơi lập an toàn khu (ATK) trong kháng chiến chống Pháp. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ rời Thủ đô Hà Nội chuyển tới đây để sống và làm việc.
Năm 1947, Bác đến sống và làm việc tại đồi Khau Tý, thôn Điềm Mặc (nay là xã Điềm Mặc, Định Hóa). Nơi Bác ở là một căn nhà sàn hai gian, lợp lá được dựng trên đồi Khau Tý, nép mình bên cây cổ thụ giữa khu rừng nứa thuộc thôn Nà Tra.
Từ huyện Định Hóa, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc, trong đó có quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Hiện nay, tại khắp núi rừng Định Hóa còn gần 100 di tích lịch sử, trong đó có những di tích được xếp hạng bảo tồn cấp quốc gia.
5. Tỉnh nào sau đây không thuộc Khu giải phóng Việt Bắc?
-
Thái Nguyên
0%
- Bắc Kạn
0%- Hà Giang
0%- Nam Định
0%Chính xácViệt Bắc là vùng phía Bắc Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954) bao trùm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái.
Khu giải phóng Việt Bắc với 1 triệu người cùng với hệ thống các chiến khu trong cả nước tạo thành hậu phương và bàn đạp cho thế trận Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.
- Bắc Kạn
- Định Hóa
- Bắc Kạn và Thái Nguyên
- Hải Hưng
- Hà Nam