1. Thành phố này thuộc tỉnh nào?
-
Thừa Thiên Huế
0%
- Thanh Hóa
0%- Nghệ An
0%- Hà Tĩnh
0%Chính xácVinh là thành phố trực thuộc Nghệ An, đồng thời là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
Vinh nằm phía Đông Nam của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 295km. Năm 2008, thành phố này trở thành đô thị loại 1 thứ tư của Việt Nam, sau Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế. Vinh còn có lợi thế khi nằm cạnh sông Lam và nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, dễ dàng tiếp cận, vận chuyển, giao thương hàng hóa bằng cả đường cao tốc, đường sắt, tàu thuyền hay đường hàng không.
2. Thành phố này từng là nơi đóng đô của triều đại nào?
-
Nhà Nguyễn
0%
- Nhà Tây Sơn
0%- Nhà Lê
0%- Nhà Mạc
0%Chính xácNăm 1788, Quang Trung đã cho xây dựng kinh đô tại vùng đất Yên Trường, nay là phường Trung Đô, thành phố Vinh. Ông đặt tên kinh thành mới là Phượng Hoàng Trung Đô, dự định biến nơi đây thành trung tâm của nước Việt Nam thống nhất.
Tuy nhiên, khi kinh đô mới chưa hoàn tất, hoàng đề đột ngột qua đời, vương triều Tây Sơn từng bước sụp đổ trước sức tấn công của Nguyễn Ánh, người sau này trở thành vua Gia Long. Dưới thời nhà Nguyễn, vùng đất Yên Trường tiếp tục là nơi tụ họp của đông đảo dân cư. Các dấu tích về thành cổ Nghệ An cho thấy nơi đây được chính quyền các thời kỳ đầu tư xây dựng, phát triển.
3. Thị xã Vinh được thành lập dưới thời vị vua Nguyễn nào?
-
Gia Long
0%
- Minh Mạng
0%- Tự Đức
0%- Thành Thái
0%Chính xácXa xưa, thành phố Vinh thuộc vùng đất Kẻ Vịnh, sau đổi tên thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh… Đến thời nhà Lê, địa bàn thành phố thuộc làng Vĩnh Yên, xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An.
Đến giai đoạn Pháp thuộc, Tòa Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 tại đây, dần tên gọi Vinh được sử dụng thay cho Vĩnh hay Vịnh theo giọng địa phương xứ Nghệ.
Năm 1898, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã Vinh và được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y năm một năm sau. Từ đó, Vinh phát triển và trở thành thành phố như ngày nay.
4. Món ăn nào sau đây là đặc sản của thành phố Vinh?
-
Bánh da heo
0%
- Bánh bò thốt nốt
0%- Miến lươn
0%- Mắm ba khía
0%Chính xácMiến lươn là đặc sản tại thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An. Thành phần chính của món ăn gồm miến và lươn được chế biến kỹ, kết hợp với các loại gia vị cay nồng đặc trưng của ẩm thực miền Trung.
5. Thành phố thuộc tỉnh nào của Việt Nam cũng có tên gồm 4 chữ cái?
-
Thừa Thiên Huế
0%
- Bà Rịa – Vũng Tàu
0%- Bình Dương
0%- An Giang
0%Chính xácDĩ An (Bình Dương) cũng là một thành phố có tên gọi chỉ gồm 4 chữ cái. Theo thống kê, thành phố Dĩ An có diện tích khoảng hơn 60km2, dân số khoảng 463.000 người. Đây là trung tâm kinh tế, công nghệ, sở hữu dân số đông thứ 2 của tỉnh Bình Dương, sau thành phố Thuận An. Hiện Dĩ An là thành phố trực thuộc tỉnh dông dân thứ 3 cả nước, đóng vai trò cửa ngõ giao thương cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bánh bò thốt nốt
- Minh Mạng
- Nhà Tây Sơn
- Thanh Hóa