Thời xưa, địa vị của thái hậu rất cao quý, nhưng nếu muốn hỏi vị thái hậu nào nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa thì phải kể đến Từ Hi Thái hậu. Ngoài ra, Từ Hi Thái hậu còn được biết đến với nhan sắc kiều diễm, khó ai sánh bằng. Trong cuốn sách Ngự hương phiếu diều lục có viết khi bước sang tuổi già, làn da của Từ Hi Thái hậu vẫn trắng hồng, mịn màng như thanh nữ.
Thói quen ngâm chân giúp Từ Hi Thái hậu khỏe mạnh
Để duy trì sức khỏe, lưu giữ vẻ đẹp thanh xuân, một trong những việc mà Từ Hy Thái hậu hay làm nhất là ngâm chân. Bà thường thực hiện việc này trước khi đi ngủ. Đối với nhiều người, việc ngâm chân là chuyện rất bình thường, nhưng việc ngâm chân của thái hậu lại khá đặc biệt.
Theo sách cổ ghi lại, có một nữ thái y sẽ luôn túc trực để bắt mạch, theo dõi sức khỏe cho Từ Hi Thái hậu mỗi ngày, hiểu được tình trạng thể chất của Từ Hi Thái hậu để kê loại thuốc ngâm chân phù hợp với sức khỏe, đồng thời cũng phải phù hợp với mùa.
Nếu là ngày thời tiết nóng bức, lại ẩm thấp, nước ngâm chân của Từ Hi Thái hậu là nước hoa cúc Hàng Châu đun sôi để ấm. Loại nước này khiến Từ Hi Thái hậu có được cảm giác mát mẻ, toàn thân sảng khoái, tránh bị cảm nắng.
Đối với thời tiết giá lạnh, nước ngâm chân của thái hậu là nước nấu với đu đủ. Nước đu đủ ấm có tác dụng hoạt huyết, giữ ấm tứ chi và khiến toàn thân trở nên dễ chịu, thư thái. Đương nhiên, người trong cung còn phải căn cứ vào sự thay đổi của thời tiết bốn mùa để tăng giảm các thành phần dược liệu trong nước, giúp thái hậu khỏe mạnh mà không cần nhờ tới thuốc thang.
Khi ngâm chân, các cung nữ sẽ xoa bóp, day ấn huyệt lòng bàn chân của Từ Hi Thái hậu, điều này cũng giúp lưu thông mạch máu, thư giãn tinh thần, cải thiện giấc ngủ.
Theo Sina, một điểm nữa cũng cần phải kể đến đó là những dụng cụ ngâm chân của Từ Hi Thái hậu. Giống như bộ đồ ăn của hoàng gia, để đẹp mắt và ngăn người có ý đồ xấu hạ độc đồ dùng, bên trong bồn ngâm chân của Từ Hi Thái hậu được bọc một lớp bạc, bên ngoài là gỗ đặc để giữ ấm.
Bồn ngâm chân của Từ Hi có đáy phẳng, hình cái xô, sâu hơn các chậu thông thường và chứa được nhiều nước hơn, mực nước ngập đến mắt cá chân để ngâm các huyệt đạo trên mắt cá chân.
Thói quen này có thể được xem là một bí quyết giữ gìn sức khỏe của Từ Hi Thái hậu.
2. Mộc số tác dụng khác của việc ngâm chân đối với cơ thể
Ngâm chân bằng nước ấm giúp dưỡng sinh cho thận
Theo Đông y, dưới bàn chân có huyệt dũng tuyền là nơi chứa chân dương của thận. Ngâm chân và massage huyệt này sẽ giúp ích cho thận. Cách làm đơn giản này giúp thận khí, thận thủy luôn tràn đầy khiến tinh thần và thể lực đều tốt lên.
Tăng cường thể chất
Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn. Ngoài ra, ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí và chất độc. Đây có thể được coi là phương pháp điều trị hiệu quả một số chứng bệnh phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức cơ thể, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy nhược chức năng khớp xương.
Chữa trị các bệnh mạn tính
Thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mạn tính như tiểu đường, đau cơ xơ hóa… Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
Trị bệnh ngoài da, khử mùi hôi chân
Việc ngâm chân thường xuyên còn giúp chúng ta loại bỏ tế bào chết, giảm viêm ngứa và khử mùi hôi hiệu quả. Bạn có thể kết hợp với một số thảo dược, tinh dầu để mang lại đôi chân sạch sẽ, thơm tho.
Hà Vũ