1. Tên của bà được đặt cho tỉnh nào nước ta?

  • Bà Rịa – Vũng Tàu
    0%
  • Đắk Lắk
    0%
  • Hậu Giang
    0%
  • Bạc Liêu
    0%
Chính xác

Tên của bà Rịa được đặt cho các địa danh thành phố Bà Rịa và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay. Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức ghi, bà Rịa (1665 – 1759) là người Phú Yên. Năm 15 tuổi, bà có mặt trong đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào Nam lập nghiệp.

Khi đặt chân đến vùng này, bà Rịa cùng dân chúng lao vào công cuộc khai hoang mở đất, lập làng ở vùng Đồng Xoài, nay thuộc xã Hòa Long, TP.Bà Rịa. Dần dần, bà mở rộng phạm vi khai hoang ra vùng Gò Xoài - Phước Liễu, nay thuộc xã Tam An, huyện Long Điền, rồi tiếp tục mở đất đến Láng Dài, nay thuộc huyện Đất Đỏ và hướng về vùng biển Xuyên Mộc. 

Không chỉ khai khẩn đất đai, bà Rịa còn huy động dân chúng sửa chữa cầu cống, đường sá bị hư hỏng nặng do bão lũ, giúp đoàn quân của Nguyễn Hữu Cảnh hoàn thành nhiệm vụ mở đất phương Nam.

Bà Rịa không rõ họ gì, nhưng do có công lớn trong việc khai hoang lập ấp, bà được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1752) phong tước Hàm Nghè và sắc phong ban họ chúa. Vì thế, bà có tên Nguyễn Thị Rịa.

Bà Rịa sống qua năm đời chúa Nguyễn và mất vào năm 1759 (dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát) tại Hắc Lăng, Phước Liễu, nay là xã Tam Phước, huyện Long Điền, hưởng thọ 94 tuổi.

Tên bà Rịa sau đó đã được ghép thành tên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi tỉnh này thành lập năm 1991. Năm 2012, tên bà được đặt cho thành phố trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh, đó là thành phố Bà Rịa.

2. Tỉnh này có mỏ dầu nào trữ lượng lớn nhất Việt Nam?

  • Mỏ Tê Giác Trắng
    0%
  • Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ
    0%
  • Mỏ Hồng Ngọc
    0%
  • Mỏ Bạch Hổ
    0%
Chính xác

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trữ lượng dầu khoảng 400 triệu tấn, chiếm 93,29% cả nước. Trong đó, Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa của Việt Nam, thuộc bồn trũng Cửu Long, có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn. Mỏ Bạch Hổ cho sản lượng khai thác mỗi ngày đạt 38.000 tấn dầu thô, chiếm 80% sản lượng dầu thô cả nước.

Bà Rịa – Vũng Tàu còn một số mỏ lớn khác như mỏ Tê Giác Trắng có sản lượng khoảng 34.000 thùng dầu/ngày; mỏ Lan Tây – Lan Đỏ với sản phẩm khai thác chính là khí tự nhiên, mỗi ngày cho khoảng 9,5 triệu m3 khí xuất về bờ.

3. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có mấy thành phố trực thuộc?

  • 1
    0%
  • 2
    0%
  • 3
    0%
  • 4
    0%
Chính xác

Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích gần 2.000km2 với 8 đơn vị hành chính, gồm hai thành phố là Vũng Tàu, Bà Rịa, một thị xã và 5 huyện.

Theo Nghị quyết quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, đến năm 2025, tỉnh có 13 đô thị, trong đó Vũng Tàu là đô thị loại I, TP Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ là đô thị loại II, một đô thị loại IV là thị trấn Long Hải.

Đến 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu thành thành phố trực thuộc Trung ương với các trụ cột kinh tế gồm công nghiệp, cảng biển và logicstics, du lịch và đô thị, dịch vụ.

4. Bà Rịa – Vũng Tàu có huyện đảo nào?

  • Kiên Hải
    0%
  • Côn Đảo
    0%
  • Phú Quý
    0%
  • Trường Sa
    0%
Chính xác

Huyện Côn Đảo là một quần đảo thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu, gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích 76km2. Trung tâm huyện cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý.

Hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này là Côn Lôn hay Côn Đảo, rộng hơn 51km2. Trước đây, Côn Đảo là nơi có hệ thống nhà tù Pháp, Mỹ với nhiều trại giam lớn được ví như những “địa ngục trần gian”.

Hiện nay Côn Đảo là một huyện có chính quyền một cấp, thông qua các cơ quan chức năng huyện, trực tiếp đến địa bàn dân cư, không có các cấp phụ thuộc như xã, phường hay thị trấn.

5. Nhà tù nào cổ và lớn nhất tại Côn Đảo?

  • Phú Hải
    0%
  • Phú Sơn
    0%
  • Phú Tường
    0%
  • Phú Bình
    0%
Chính xác

Trại Phú Hải trên đường Lê Văn Việt là nhà tù cổ và lớn nhất tại Côn Đảo. Công trình do thực dân Pháp xây để bỏ tù các chiến sĩ cách mạng, các nhà yêu nước Việt Nam từ năm 1862 và nâng cấp hoàn chỉnh từ năm 1889 đến năm 1896.

Nhà tù có hai dãy nhà giam đối diện nhau, mỗi dãy 5 buồng giam (đánh số thứ tự từ trái sang phải 1 đến 10), nối qua hai dãy là 20 hầm đá hay còn được gọi là xà lim, 2 hầm xay lúa cho tù nhân lao động, 1 phòng tử hình và 1 khu đập đá.