1. Vua nào đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam?
-
Minh Mạng
0%
- Gia Long
0%- Tự Đức
0%- Thiệu Trị
0%Chính xácSau khi Gia Long lên ngôi vua năm 1802, ngoài việc ổn định về mặt tổ chức của vương triều, ông quan tâm tới việc đặt quốc hiệu đất nước để khẳng định sự thống nhất của một triều đại mới.
Năm 1803, vua Gia Long có ý định xin nhà Thanh đặt quốc hiệu là Nam Việt nhưng không được đồng ý do dễ gây nhầm lẫn với nước Nam Việt của Triệu Đà xưa. Vua Gia Long nhiều lần gửi thư biện giải, sau đó được đồng ý đổi tên nước là Việt Nam.
Tháng 2 năm Giáp Tý 1804, vua Gia Long ban chiếu đặt quốc hiệu mới là Việt Nam. Trong chiếu chỉ có ghi:
“Đế vương dựng nước, trước phải trọng Quốc hiệu để tỏ thống nhất. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước… nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính Quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa.
Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến Quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”.
2. Dưới triều Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam tồn tại bao nhiêu năm?
-
14 năm
0%
- 24 năm
0%- 34 năm
0%- 44 năm
0%Chính xácDưới vương triều Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam tồn tại trong suốt 34 năm, từ 1804 - 1838. Sau đó, vua Minh Mạng nối ngôi và cho đổi quốc hiệu là Đại Nam. Cho đến ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó, quốc hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, toàn diện nhất.
3. Ai là người từng tiên tri tên nước ta là Việt Nam?
-
Nguyễn Bỉnh Khiêm
0%
- Nguyễn Đình Chiểu
0%- Nguyễn Công Trứ
0%- Chu Văn An
0%Chính xácDù quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện vào năm 1804, thời vua Gia Long, nhưng một số tài liệu cho rằng tên gọi Việt Nam đã xuất hiện rất lâu trước đó. Hai tiếng Việt Nam từng được Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc tới trong bài thơ chữ Hán “Sơn hà hải động thường vịnh” (Vịnh về núi non sông biển).
Trong các bài thơ gửi trạng nguyên Giáp Hải (1515 - 1585), Trạng Trình cũng viết: “Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam” và trong bài gửi trạng Nguyễn Thuyến, ông cũng nhắc tới tên gọi Việt Nam: “Tiền đồ vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị công danh trọng Việt Nam”.
Sử sách đều thừa nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, coi ông là nhà tiên tri số một nước Việt.
4. Đại Ngu là tên gọi nước ta dưới triều đại nào?
-
Đinh
0%
- Tiền Lý
0%- Hậu Lê
0%- Hồ
0%Chính xácTheo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi lên ngôi vua năm 1400, Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại Ngu. Chữ “Ngu” ở đây có nghĩa là yên vui, hòa bình. Hồ Quý Ly chọn quốc hiệu này vì nhận mình là con cháu của Ngu Thuấn - một trong ngũ đế nổi tiếng của Trung Quốc thời thượng cổ. Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn nhận xét: “Không phải mả nhà mình mà cúng là siểm nịnh”.
5. Quốc hiệu nào sau đây được sử dụng hơn 700 năm?
-
Giao Châu
0%
- Đại Việt
0%- Đại Cồ Việt
0%- Đại Nam
0%Chính xácQuốc hiệu Đại Cồ Việt được vua Lý Thánh Tông đổi thành Đại Việt ngay sau khi lên ngôi vào năm 1054. Với việc đổi tên nước, vua nuôi hoài bão xây dựng đất nước văn minh, hùng mạnh. Quốc hiệu Đại Việt tồn tại khoảng 723 năm, không liên tục từ năm 1054 đến 1804, trải qua các triều Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc và nhà Tây Sơn, bị gián đoạn trong 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh.
- Đại Việt
- Tiền Lý
- Nguyễn Đình Chiểu
- 24 năm
- Gia Long