Ghi tên Việt Nam lên bản đồ ngành hoạt hình thế giới là khát vọng của Sconnect - thương hiệu hoạt hình Việt với nhân vật chú sói nhỏ Wolfoo đang chinh phục khán giả nhí ở nhiều quốc gia.
Sự lan tỏa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ không còn nhiều ý nghĩa khi doanh nghiệp điện tử Việt không thể tham gia chuỗi cung ứng của các “ông lớn” công nghệ ngay tại "sân nhà".
AVAC chính thức tham gia vào đường đua khốc liệt nghiên cứu làm vắc xin tả lợn châu Phi vào năm 2020 với nhận thức rằng, đây là hành trình mạo hiểm. Thậm chí họ biết rủi ro chiếm nhiều phần hơn cả thành công.
Thị trường phân tán, doanh nghiệp “nội” không đoàn kết với nhau, thì sẽ luôn luôn bị các nhà cung cấp quốc tế ép giá, rất khó cạnh tranh với các đối thủ “ngoại”.
"Vua chuối" đã cải tạo vùng đất "chết" nhiễm phèn thành nông trang xanh tốt hàng trăm ha. Từ đó, doanh nghiệp xuất khẩu chuối ra quốc tế với doanh thu hàng chục triệu USD mỗi năm.
Với sản phẩm đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ là lọc khí cao cấp Hepa H14 đạt tiêu chuẩn châu Âu, những email khách hàng gửi về cho Công ty Cổ phần Sản xuất Lọc khí Việt (VAF) đều có khen 1 từ “Excellent” (xuất sắc).
Sang Việt Nam từ khi mới chỉ là sinh viên của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1997, GS Edmund Malesky – Trưởng nhóm nghiên cứu bộ Chỉ số PCI cấp tỉnh ở Việt Nam đã ấn tượng với tinh thần kinh doanh cũng như những lựa chọn phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Trung Dũng, người sáng lập đồng thời là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dh Foods, được gọi là "ông trùm" gia vị đặc sản.Ông vẫn đang tiếp tục hành trình mang gia vị Việt đi khắp thế giới.
Xuất khẩu càng nhiều thì rủi ro bị điều tra và áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại càng lớn. Cần phải thay đổi quản trị doanh nghiệp theo hướng chú trọng các biện pháp tự vệ và phòng vệ, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”.
Khá nhiều doanh nghiệp nhờ có sự hỗ trợ của VCCI mà đã vượt qua khó khăn, thậm chí chuyển bại thành thắng khi kinh doanh quốc tế. Song theo lãnh đạo VCCI, “phao cứu sinh” đầu tiên của doanh nghiệp chính là doanh nghiệp.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang tiến những bước rất mạnh mẽ trên hành trình đưa sản phẩm Việt Nam đi ra toàn cầu. Việc cần làm là tiếp tục kiến tạo văn hóa kinh doanh gắn với phát triển bền vững.
Một số doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đang thực hiện được việc “đánh cá voi ở nước ngoài”, đưa sản phẩm, giải pháp công nghệ số “Made by Vietnam” của mình bán ra thị trường nước thứ ba từ một nước phát triển như Nhật Bản.
Thế giới hiện nay có nhiều bất ổn. Cục diện thế giới đang thay đổi mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều thách thức song cũng đem lại không ít cơ hội. Doanh nghiệp Việt cần phải thích ứng và chớp cơ hội kịp thời.
Ông Henry Bui, Giám đốc Trung tâm kiểm định Hoàn Vũ có hai mong muốn lớn nhất, một là nông sản Việt Nam có thể xuất khẩu tốt hơn vào các thị trường lớn, và hai là người Việt được tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn.
Muốn phát triển lên một tầm cao mới, cạnh tranh với cường quốc năm châu về công nghệ, thì phải đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) giống như họ. Nếu không làm chủ được công nghệ thì sẽ chỉ đi làm ô-sin.
Sau khi gây dựng thành công hình ảnh của startup chuyên làm giải pháp blockchain cho các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp Hà Lan, Zestif đang tìm hướng phát triển ở Việt Nam và nỗ lực đưa người trẻ Việt ra thế giới.
Ngay từ khi còn startup, nhà sáng lập Nguyễn Trọng Khang đã nghĩ đến viễn cảnh MK sẽ trở thành công ty toàn cầu. DNA của MK là “chọn lối đi riêng”, ví dụ như mua hẳn công ty công nghệ lõi của nước ngoài để “bứt tốc”.
Lo các đối tác ở Nhật Bản không có thức ăn giữa lúc động đất, đoàn của ông Trương Gia Bình mua theo rất nhiều mì ăn liền. Còn có cả một thùng đựng đầy lá chè tươi vì theo kinh nghiệm dân gian thì lá chè tươi có thể giúp chống phóng xạ.
Hãy dũng cảm so mình với thế giới, xem mình là ai, mình đang đứng ở đâu và mình phải làm gì? Nghĩ đến Bác là phải bằng hành động: Thực hiện bằng được khát vọng đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG
Thuận lợi thường không tạo ra sự xuất sắc. Gian khổ thì có thể. Đã là doanh nhân thì không chọn sự dễ dàng. Vì
dễ dàng tạo ra sự trung bình. Mà sự trung bình thì không tồn tại được trong cạnh tranh.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp công
nghệ số ngày 16/01 ở Hà Nội.
Về sáng kiến truyền thông
Hành trình Việt Nam là một Sáng kiến truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông khởi xướng, báo
VietNamNet và Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông thực hiện.
Sáng kiến bao gồm nhiều hoạt động truyền thông nhằm cổ vũ doanh nghiệp Việt đi ra thế giới, tôn vinh và
lan
toả giá trị Việt Nam qua những câu chuyện khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khắc hoạ một thế hệ doanh
nghiệp có
tinh thần dân tộc, gánh sứ mệnh quốc gia; góp phần hiện thực hoá mục tiêu Việt Nam 100 năm: Năm 2045,
trở
thành nước phát triển, có thu nhập cao, phồn vinh, hạnh phúc.
Liên hệ Ban tổ chức: Chương trình Hành trình Việt Nam tại VietNamNet
Báo VietNamNet, tầng 3, toà nhà C’land, 156 ngõ Xã Đàn 2, P. Nam Đồng, Q. Đống Đa, TP Hà Nội.
ĐT: 0243 7722729
Hotline: 19001081 (8-20h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
Email: hanhtrinhvietnam@vietnamnet.vn