1. Ngã ba Đông Dương thuộc tỉnh nào nước ta?
-
Gia Lai
0%
- Đắk Lắk
0%- Kon Tum
0%- Lâm Đồng
0%Chính xácKon Tum là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích khoảng 9.600km2. Tỉnh này được bao quanh bởi Quảng Nam ở phía Bắc, Quảng Ngãi ở phía Đông, Gia Lai ở phía Nam. Phía Tây của Kon Tum giáp hai nước Lào và Campuchia. Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum tiếp giáp biên giới Lào và Campuchia, vì vậy, nhân dân gọi đây là nơi “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe”.
2. Cột mốc Ngã Ba Đông Dương nằm ở độ cao bao nhiêu?
-
Hơn 50m so với mực nước biển
0%
- Hơn 100m so với mực nước biển
0%- Hơn 500m so với mực nước biển
0%- Hơn 1.000m so với mực nước biển
0%Chính xácCột mốc ngã ba biên giới 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia thuộc khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Cột mốc nằm trên ngọn đồi cao 1.086m, cách ngã ba Đông Dương khoảng 3km, cách thị xã Plei Kần huyện Ngọc Hồi khoảng 14km.
Cột mốc làm bằng đá hoa cương, nặng 900kg, có hình trụ tam giác. Trên cột mốc có 3 mặt, mỗi mặt thể hiện tên và quốc huy của Việt Nam, Campuchia, Lào. Mặt phía Việt Nam thuộc địa phận tỉnh Kon Tum, mặt phía Campuchia thuộc địa phận tỉnh Ratanakiri,mặt phía Lào thuộc địa phận Attapư.
3. Ngọn núi nào tại tỉnh này được mệnh danh “nóc nhà của đỉnh Trường Sơn”?
-
Chư Yang Sin
0%
- Ngọc Kring
0%- Bon San
0%- Ngọc Linh
0%Chính xácNgọc Linh là đỉnh núi nổi tiếng tại Kon Tum và cũng là đỉnh cao nhất trên dãy Trường Sơn, thuộc lãnh thổ Việt Nam. Núi Ngọc Linh cao 2.598m, nằm trên địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông. Nơi đây có loại sâm Ngọc Linh quý hiếm, được coi là quốc bảo của Việt Nam.
4. Việt Nam còn cột mốc nào nằm ở ngã ba biên giới?
-
Cột mốc 0 - A Pa Chải
0%
- Cột mốc 102 - Lào Cai
0%- Cột mốc 314 - Hà Tiên
0%- Cột mốc 327 - Na Mèo
0%Chính xácA Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250km, là điểm cực Tây của Tổ quốc. Nơi đây cũng được gọi là ngã ba biên giới vì là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào.
Cột mốc ngã ba biên giới này nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao 1.864m so với mực nước biển. Mỗi mặt của cột mốc có khắc tên nước bằng quốc ngữ riêng và quốc huy ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc.
5. Cột mốc cuối cùng của biên giới Việt – Trung nằm ở tỉnh nào?
-
Lạng Sơn
0%
- Cao Bằng
0%- Quảng Ninh
0%- Yên Bái
0%Chính xácNếu cột mốc số 0 A Pa Chải là khởi đầu của đường biên giới Việt – Trung thì 1378 là cột mốc cuối cùng. Cột mốc này nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, trong cụm đảo nhỏ thuộc mũi Sa Vĩ (Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh). Cột mốc làm bằng đá hoa cương với hai mặt, mỗi bên đánh số và tên quốc gia.
- Cao Bằng
- Cột mốc 102 - Lào Cai
- Ngọc Kring
- Hơn 100m so với mực nước biển
- Đắk Lắk