1. Ngoài người Thái Trắng, dân tộc nào ở phía Bắc Việt Nam cũng có lễ hội té nước?

  • Người Mông
    0%
  • Người Thái Đen
    0%
  • Người Mường
    0%
  • Người Lào
    0%
Chính xác

Người Lào là một trong 54 dân tộc anh em chung sống tại Việt Nam. Hàng năm, người Lào tổ chức “Bun Huột Nặm” hay lễ hội té nước nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, muôn vật sinh sôi, phát triển. Đối với đồng bào dân tộc Lào, Tết té nước là sự gột rửa điều không may mắn, thể hiện tập tục, tín ngưỡng, sự thành kính, biết ơn với người khai phá thành lập bản, thần linh và tổ tiên.

2. Điệu múa nổi tiếng trong văn hóa của người Lào có tên gì?

  • Múa Lăm vông
    0%
  • Múa trống Chhay-dăm
    0%
  • Múa Mỡi
    0%
  • Múa khèn
    0%
Chính xác

Với đồng bào Lào, những ngày lễ không thể thiếu điệu múa Lăm vông. Đây là loại hình nghệ thuật tập thể giúp giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ, đồng thời tăng tình hữu nghị trong cộng đồng. Theo tiếng Lào, “lăm” là hát, “vông” là tròn, múa Lăm vông là hát múa theo hình tròn.

Điệu múa này thường gắn liền với Tết Bunpimay hay còn gọi là hội mừng năm mới, tổ chức hàng năm vào giữ tháng 4 dương lịch. Vào dịp lễ, du khách có thể bắt gặp những thiếu nữ Lào xinh tươi trong trang phục truyền thống với bông hoa trắng cài trên búi tóc, uyển chuyển theo điệu múa Lăm vông hòa trong tiếng nhạc.

3. Đồng bào dân tộc nào tại vùng Tây Nam Bộ cũng tổ chức lễ hội té nước hàng năm?

  • Người Ba Na
    0%
  • Người Ê Đê
    0%
  • Người Khmer
    0%
  • Người Cơ Tu
    0%
Chính xác

Hoạt động té nước cũng được đồng bào Khmer tiến hành trong lễ Chol Chnam Thmay. Đây là dịp lễ lớn nhất trong năm của hơn 1,3 triệu người Khmer sinh sống tại Việt Nam. Một số nghi lễ trong ngày này có nét tương đồng với Tết Bunpimay của người Lào, Tết Songkran của Thái Lan và Tết Thingyan của Myanmar.

Theo quan niệm của người Khmer, việc té nước lên nhau trong lễ Chol Chnam Thmay không phải hành động khiếm nhã mà còn mang tới may mắn, bình an.

4. Người Khmer có lễ hội độc đáo nào liên quan tới loài bò?

  • Hội đua bò
    0%
  • Hội chọi bò
    0%
  • Hội chém bò
    0%
  • Hội tắm bò
    0%
Chính xác

Đua bò là lễ hội đặc sắc của bà con Khmer sinh sống tại khu vực Bảy Núi, tỉnh An Giang. Trước đây, lễ hội này chỉ tổ chức ở quy mô nhỏ, tuy nhiên dần được công nhận và trở thành sự kiện thu hút chú ý của người dân Nam Bộ nói chung.

Thông thường, đường đua bò là những mảnh ruộng bằng phăng, chiều dài khoảng 200m, ngang 100m và có nước xăm xắp, tạo được độ trơn nhờ bùn loãng. Mỗi đội đua gồm một đôi bò kết nối bằng ách, người lái sẽ đứng trên chiếc bừa ở giữa, điều khiển bò bằng roi. Việc đua bò được đánh giá là khó hơn đua ngựa do phải điều khiển đều để hai chú bò có thể duy chuyển cùng nhau.

5. Trang phục nào sau đây là truyền thống của người Khmer?

  • Khăn piêu
    0%
  • Áo chàm
    0%
  • Mũ mấn
    0%
  • Khăn kama
    0%
Chính xác

Khăn kama là phục trang truyền thống của đồng bào Khmer. Loại khăn này thường có màu đen do nhuộm từ quả mặc nưa, đi cùng với các họa tiết dạng caro với chỉ xanh, đỏ, trắng, đan chéo bắt mắt. Ngoài đeo đầu, khăn kama còn có nhiều tác dụng như làm khăn choàng, thắt lưng hay thậm chí là võng cho em bé.