Xuất khẩu thành công “món ăn quý tộc” sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, lãnh đạo Công ty Yến sào Khánh Hoà tiết lộ điều đặc biệt về thị trường Trung Quốc mà doanh nghiệp nào cũng mê và muốn chinh phục.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu trực tuyến hàng Việt góp phần không nhỏ đưa thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam đạt giá trị dự kiến 10 tỷ USD, trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 vào năm 2026.
Làm sâm theo tư duy tự động hóa, GS.TS Đinh Văn Hiến tự đặt sứ mệnh không chỉ giúp 100 triệu người dân Việt Nam, kể cả người nghèo, có cơ hội tiếp cận với sâm mà còn đưa sản phẩm sâm thương hiệu Việt ra thế giới.
Hơn 3 thập kỷ phát triển, GELEX luôn hành động theo phương châm lấy uy tín là sức mạnh, với mục tiêu không chỉ tạo ra giá trị về kinh tế mà còn chú trọng phát triển bền vững, vì môi trường và hạnh phúc chung của cộng đồng.
Tình yêu quê hương đã thôi thúc nữ doanh nhân 8x Đặng Thùy Linh từ Đức trở về Việt Nam, xây dựng thương hiệu “Mỹ nhân làng gạo” có giá trị cao, chinh phục thị trường trong nước và quốc tế.
Chuẩn bị cho kế hoạch phát triển của Tập đoàn trong trung và dài hạn, ông Lương Trí Thìn sẽ chuyển giao chức vụ Chủ tịch HĐQT để giữ chức Chủ tịch Hội đồng chiến lược, hướng đến mục tiêu hoạch định mô hình quản trị Tập đoàn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đầu tư R&D trong lĩnh vực phòng sạch của Việt Nam còn rất thấp so với thế giới. Nếu các doanh nghiệp Việt đầu tư bài bản, chú trọng vào yếu tố “chất xám”, thì việc vươn ra thị trường quốc tế mới khả thi.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt có nhiều tín hiệu tích cực song cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Muốn tránh “thảm họa cháy nhà”, cần “thiết kế lối thoát ngay từ khi lên bản vẽ ngôi nhà”.
Số doanh nghiệp phần mềm Việt tham gia thị trường châu Âu hiện nay chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Làm thế nào để chinh phục khách hàng châu Âu, nguồn lực vừa sức mà vẫn đi được đường dài là quan tâm của nhiều doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển hệ sinh thái đối tác với các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu của GELEX đã bước đầu mang lại nhiều giá trị tích cực và được kỳ vọng là động lực mới của doanh nghiệp trong tương lai.
Chiến lược đầu tư bài bản, sự vượt trội ở tính sáng tạo cùng hành trình tiên phong về công nghệ thẻ tín dụng đã giúp VIB tăng trưởng mạnh mẽ số lượng thẻ phát hành, tổng chi tiêu qua thẻ và đạt mức tín nhiệm cao từ các tổ chức uy tín quốc tế.
Rất nhiều đơn hàng quy mô nhỏ, 'vừa miếng' với doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang bị thờ ơ. “Đừng mơ quá cao quá xa để rồi vuột mất cơ hội cận kề”, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) lưu ý.
“Hơn 20 dự án liên quan tới blockchain đã triển khai tại Nhật. Chúng tôi muốn chứng minh cho thế giới thấy kỹ sư Việt không chỉ làm được công nghệ mà còn làm rất tốt”, Giám đốc Chi nhánh Fukuoka của VMO Japan Bùi Mạnh Khoa nói.
Từng là thí sinh vào chung kết cuộc thi Robocon năm 2008, sau đó có đồ án tốt nghiệp về thiết kế hệ thống điều khiển cho tòa nhà thông minh được giữ lại trường đại học, CEO Nguyễn Mạnh Toàn tự tin lựa chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực smarthome.
Đối thủ đáng gờm của doanh nghiệp IT (công nghệ thông tin) Việt Nam tại Nhật Bản không chỉ là các doanh nghiệp Trung Quốc, mà nhiều 'ông lớn' từ Mỹ, châu Âu,... đã nhận thấy thị trường nhiều tiềm năng, bắt đầu nhảy vào.
Rõ ràng là Việt Nam nên làm bán dẫn, nhưng tham gia khâu nào trong chuỗi giá trị toàn cầu và chúng ta quyết tâm đến đâu để giành được vị trí trong chuỗi giá trị đó lại là câu chuyện cần xem xét nghiêm túc”, Giám đốc Công nghệ Công ty SNS nói.
Nguồn lực cho phát triển luôn là thách thức lớn với nhiều quốc gia. Với khát vọng vươn lên trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tìm cách thu hút và khai thác nguồn nhân lực tài năng ở phạm vi toàn cầu.
Từ 6 kỹ sư tốt nghiệp Bách Khoa lập nghiệp với con số 0 tròn trĩnh, trải qua gần 10 năm không ít thăng trầm, Kaopiz giờ đã phát triển thành doanh nghiệp công nghệ chục triệu đô.
Sẵn sàng đầu tư ứng dụng những công nghệ mới nhất như AI, IoT, Big Data…, các dự án khu công nghiệp của ROX Group đang hòa nhịp với xu thế kinh tế xanh, phát triển bền vững của thế giới.
"Năm 2030, nói về chip và bán dẫn, người ta sẽ nhắc tới Việt Nam như một nơi cần phải đến. Đây là khát vọng của đất nước", ông Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh.
AVAC chính thức tham gia vào đường đua khốc liệt nghiên cứu làm vắc xin tả lợn châu Phi vào năm 2020 với nhận thức rằng, đây là hành trình mạo hiểm. Thậm chí họ biết rủi ro chiếm nhiều phần hơn cả thành công.
PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG
Thuận lợi thường không tạo ra sự xuất sắc. Gian khổ thì có thể. Đã là doanh nhân thì không chọn sự dễ dàng. Vì
dễ dàng tạo ra sự trung bình. Mà sự trung bình thì không tồn tại được trong cạnh tranh.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp công
nghệ số ngày 16/01 ở Hà Nội.
Về sáng kiến truyền thông
Hành trình Việt Nam là một Sáng kiến truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông khởi xướng, báo
VietNamNet và Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông thực hiện.
Sáng kiến bao gồm nhiều hoạt động truyền thông nhằm cổ vũ doanh nghiệp Việt đi ra thế giới, tôn vinh và
lan
toả giá trị Việt Nam qua những câu chuyện khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khắc hoạ một thế hệ doanh
nghiệp có
tinh thần dân tộc, gánh sứ mệnh quốc gia; góp phần hiện thực hoá mục tiêu Việt Nam 100 năm: Năm 2045,
trở
thành nước phát triển, có thu nhập cao, phồn vinh, hạnh phúc.
Liên hệ Ban tổ chức: Chương trình Hành trình Việt Nam tại VietNamNet
Báo VietNamNet, tầng 3, toà nhà C’land, 156 ngõ Xã Đàn 2, P. Nam Đồng, Q. Đống Đa, TP Hà Nội.
ĐT: 0243 7722729
Hotline: 19001081 (8-20h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
Email: hanhtrinhvietnam@vietnamnet.vn