Đầu tư tạo động lực tăng trưởng mới, không gian phát triển mới như công nghệ, đổi mới sáng tạo rất quan trọng. Thời gian tới, Việt Nam cần tập trung vào các đầu tư tạo bước ngoặt và đột phá cho tương lai như đào tạo kỹ sư, nhân sự cho kinh tế số...
VinFast đã trở thành hình mẫu điển hình cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam và trên thế giới trong công cuộc chuyển đổi xanh khi đưa ra nhiều cam kết và hành động mạnh mẽ nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế không phát thải.
Doanh nghiệp Việt cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm mới, dần thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các Big Tech. Việc “Go Global” hoàn toàn nằm trong khả năng.
Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn đang tăng trưởng doanh thu lên hàng trăm nghìn USD, thậm chí “triệu đô”, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt thông qua sàn thương mại điện tử B2B xuyên biên giới.
Với dân số khoảng 100 triệu người như hiện nay, Việt Nam là một trong năm quốc gia hàng đầu ở châu Á được dự báo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng nhanh nhất về thị trường tiêu dùng.
Câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam gợi nhớ đến sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore. Việt Nam được mệnh danh là “con hổ” châu Á mới.
Bên cạnh những doanh nghiệp đã có thành công trong hành trình "vươn ra biển lớn" như Viettel, FPT, VinFast,Vinamilk… vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ quốc tế, con đường đầu tư ra nước ngoài còn lắm chông gai.
Lo các đối tác ở Nhật Bản không có thức ăn giữa lúc động đất, đoàn của ông Trương Gia Bình mua theo rất nhiều mì ăn liền. Còn có cả một thùng đựng đầy lá chè tươi vì theo kinh nghiệm dân gian thì lá chè tươi có thể giúp chống phóng xạ.
Tới năm 2030, ngành bán dẫn thế giới sẽ cần thêm 900.000 người. Việt Nam muốn trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cần sớm tìm lời giải cho bài toán nhân lực.
Nhiều quốc gia siết quy định về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong thương mại quốc tế. Doanh nghiệp Việt chưa nhận thức đúng mức câu chuyện này. Tại Việt Nam, những lĩnh vực chuyển đổi số đem lại nhiều giá trị kinh tế nhất vẫn chưa xanh lắm.
Nếu ứng dụng tốt công nghệ số thì không xảy ra chuyện khoảng 200 container sầu riêng Việt Nam bị Trung Quốc trả lại, Tổng cục Hải quan Trung Quốc phải thông báo với Bộ NN&PTNT về tình trạng vi phạm mã số vùng trồng, và nhiều câu chuyện khác nữa.
Có những sản phẩm tiềm năng đơn hàng lớn từ khách hàng quốc tế, nhưng doanh nghiệp Việt để vuột mất cơ hội chỉ vì thiếu tính liên kết. Nếu chỉ gia công những đơn hàng linh kiện nhỏ, giống như kiểu “bán sắt ăn tiền”, lợi nhuận rất thấp.
Câu chuyện các doanh nghiệp xuất khẩu nước mắm Phú Quốc lớn nhất thế giới lại nằm ở Thái Lan chứ không phải Việt Nam đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải chú ý hơn tới việc ứng dụng công nghệ để bảo vệ thương hiệu, tăng hiệu quả kinh doanh quốc tế.
Cách mạng công nghiệp 4.0, robot, tự động hóa… đã và đang làm thay đổi đáng kể một loạt hoạt động kinh tế trên toàn cầu. Việt Nam không nằm ngoài “dòng xoáy”.
Sự lan tỏa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ không còn nhiều ý nghĩa khi doanh nghiệp điện tử Việt không thể tham gia chuỗi cung ứng của các “ông lớn” công nghệ ngay tại "sân nhà".
Xuất khẩu càng nhiều thì rủi ro bị điều tra và áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại càng lớn. Cần phải thay đổi quản trị doanh nghiệp theo hướng chú trọng các biện pháp tự vệ và phòng vệ, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”.
Thuận lợi thường không tạo ra sự xuất sắc. Gian khổ thì có thể. Đã là doanh nhân thì không chọn sự dễ dàng. Vì
dễ dàng tạo ra sự trung bình. Mà sự trung bình thì không tồn tại được trong cạnh tranh.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp công
nghệ số ngày 16/01 ở Hà Nội.
Về sáng kiến truyền thông
Hành trình Việt Nam là một Sáng kiến truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông khởi xướng, báo
VietNamNet và Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông thực hiện.
Sáng kiến bao gồm nhiều hoạt động truyền thông nhằm cổ vũ doanh nghiệp Việt đi ra thế giới, tôn vinh và
lan
toả giá trị Việt Nam qua những câu chuyện khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khắc hoạ một thế hệ doanh
nghiệp có
tinh thần dân tộc, gánh sứ mệnh quốc gia; góp phần hiện thực hoá mục tiêu Việt Nam 100 năm: Năm 2045,
trở
thành nước phát triển, có thu nhập cao, phồn vinh, hạnh phúc.
Liên hệ Ban tổ chức: Chương trình Hành trình Việt Nam tại VietNamNet
Báo VietNamNet, tầng 3, toà nhà C’land, 156 ngõ Xã Đàn 2, P. Nam Đồng, Q. Đống Đa, TP Hà Nội.
ĐT: 0243 7722729
Hotline: 19001081 (8-20h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
Email: hanhtrinhvietnam@vietnamnet.vn